Nội dung chính Lịch sử 9 kết nối Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 2: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
1. Sự thành lập Quốc tế cộng sản (1919)
+ Sự thành lập: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập (1919) tại
Mát-xcơ-va, trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
+ Một số hoạt động: Trong thời gian tồn tại (1919 - 1943), Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội và đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát
triển của cách mạng thế giới. Năm 1943, do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tự giải tán. Quốc tế Cộng sản đã có vai trò rất lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
-Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở Luận cương của Lê-nin con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam.
2. Tìm hiểu về cuộc đại suy thoái kinh tế (1919-1933) và sự hình thành chủ nghĩa phát xít
+ Nguyên nhân: Trong những năm 1929 - 1933, kinh tế ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng. Nhưng do sản xuất ồ ạt,
nhu cầu và sức mua của thị trường không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa, dẫn tới suy thoái trong sản xuất. Vì thế, đời sống của đa số nhân dân không được cải thiện. Đó là những nguyên nhân dẫn tới cuộc đại suy thoái kinh tế.
+ Biểu hiện: Tháng 10 - 1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó
lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính,
công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp), kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932. Cuộc đại suy thoái đó đã tàn phá nặng nề nền kinh tế và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa: công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, nghèo đói; người tham gia bãi công ở các nước tư bản tăng cao (số công nhân thất nghiệp lên tới 50 triệu, hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, số người tham gia bãi công lên tới 17 triệu).
Hai con đường thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế của các nước tư bản là sản phẩm tất yếu của những điều kiện lịch sử thế giới trong thời kì này (sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc về kinh tế, chính trị; về hệ thống thuộc địa; cuộc đại suy thoái kinh tế là nguyên nhân tác động trực tiếp đối với sự lựa chọn đó).
3. Tìm hiểu về chính trị và sự phát triển kinh tế nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
+ Đối nội: Đảng Cộng hoà liên tục nắm chính quyền, đề cao sự phồn vinh của nền
kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhân, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ, ...
Năm 1930, Đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội Mỹ.
Năm 1932, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Ph. Ru-dơ-ven được bầu làm Tổng thống.
+ Đối ngoại: Giới cầm quyền Mỹ theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô (châu Mỹ của người châu Mỹ) để bành trướng, thậm chí can thiệp về quân sự khi cần thiết đối với khu vực Mỹ La-tinh.
Từ năm 1933, Chính phủ của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thực hiện Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mỹ La-tinh.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mỹ bước vào thời kì “hoàng kim": năm 1929, sản lượng công nghiệp chiếm 48% thế giới, đứng đầu thế giới
về ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép và dầu mỏ, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới.
+Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ (10 - 1929), bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp khiến nền kinh tế, tài chính Mỹ bị chấn động dữ dội.
Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc đại suy thoái, Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới. Chính sách này đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, tình hình chính trị, xã hội dần dần được ổn định.
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945