Nội dung chính Lịch sử 9 kết nối Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

BÀI 12: KHU VỰC MỸ LA TINH VÀ CHÂU Á TỪ NĂM 1945 -1991

1. Tìm hiểu khái quát khu vực Mỹ - Latinh

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm cách thiết lập các chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La-tinh nhằm biến khu vực này thành “sân sau" của mình. Nhiều nước Mỹ La-tinh đã tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, lật đổ chế độ độc tài thành công, mở đầu là cuộc cách mạng Cu-ba (1959), sau đó bùng phát mạnh mẽ với các cuộc đấu tranh vũ trang ở nhiều nước như: Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa, ... Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, các nước Mỹ La-tinh bắt tay vào xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Độc lập, chủ quyền được củng cố, nền chính trị được dân chủ hoá, nền kinh tế được cải cách, quá trình liên kết khu vực cũng được đẩy mạnh. Cu-ba là nước đi tiên phong trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Mỹ La-tinh. Cách mạng Cu-ba nổ ra và giành thắng lợi (1952 - 1959), nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Từ năm 1961, Cu-ba tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

2. Những nét chính về Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Ấn Độ từ những năm 1945-1991

2.1. Nhật Bản

+ Chính trị: Giai đoạn 1945 - 1952: Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực

lượng Đồng minh chiếm đóng. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cải cách, loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản đại nghị ở Nhật Bản. Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh. Từ năm 1955 đến năm 1991, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật Bản và tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ, nhưng dần đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế quốc tế.

+ Về kinh tế: Sau khi tiến hành cải cách (1945 - 1952), nền kinh tế Nhật Bản đã

phục hồi và phát triển nhanh. Đến những năm 60, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng đạt

mức “thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

+ Về khoa học - công nghệ: Khoa học - công nghệ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. Cùng với việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.

2.2. Trung Quốc

- Giai đoạn 1945 - 1952, Trung Quốc tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chế độ mới: Những năm 1946 - 1949, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản diễn ra. Đến năm 1949, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Sau khi thành lập Nhà nước mới, Trung Quốc bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

- Giai đoạn 1953 - 1978: Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) và đã hoàn thành kế hoạch này, góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước. Từ năm 1958, Trung Quốc đã đề ra và thực hiện các đường lối không phù hợp, dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn và xã hội rối loạn. Trung Quốc tiếp tục ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, nhưng xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), với Liên Xô (1969), trong khi hoà dịu quan hệ với Mỹ.

- Giai đoạn 1978 - 1991: Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa. Tháng 12 - 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đề ra đường lối mới, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách, mở cửa nhằm hiện đại hoá, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh. Đến năm 1991, Trung Quốc đẩy lùi được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội và đạt được những thành tựu bước đầu, nhất là về kinh tế.

2.3. Ấn Độ

Năm 1945, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng phát mạnh mẽ. Năm 1947, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ theo Kế hoạch Mao-bát-tơn. Ấn Độ được chia thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Hin-đu giáo và Pa-ki-xtan của người theo Hồi giáo. Từ năm 1947 đến năm 1950, không thoả mãn quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn. Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Độ chính thức ban hành Hiến pháp và tuyên bố thành lập nước cộng hoà.

3. Các nước Đông Nam Á

3.1. Phong trào đấu tranh giành độc lập

Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy và đã giành được độc lập như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam (8 - 1945), Lào (10 - 1945). Khi các nước thực dân quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, phong trào đấu tranh chống xâm lược lại bùng lên mạnh mẽ và giành được thắng lợi vào những thời điểm khác nhau.

3.2. Công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước sau khi độc lập

Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po: giành độc lập sớm, không bị chiến tranh, can thiệp; Việt Nam, Lào: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

3.3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Tôn chỉ mục đích hoạt động của ASEAN là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.

Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967 đến năm 1991 trải qua 2 giai

đoạn:

Giai đoạn 1967 - 1976: ASEAN mới ra đời, còn non trẻ, hợp tác giữa các thành viên còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

Giai đoạn 1976 - 1991: Tuyên bố Ba-li về sự hoà hợp ASEAN (2 - 1976) cùng với việc cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN đã tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN giai đoạn sau. Giai đoạn này tổ chức được mở rộng với sự tham gia của Bru-nây (1984).

=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay