Nội dung chính Lịch sử 9 kết nối Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918-1930
1. Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài
Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam tiếp tục được duy trì mặc dù chịu sự đàn áp của thực dân Pháp. Tuy nhiên, những hoạt động này không có mục đích, đường lối rõ ràng và mang tính tự phát.
2. Những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản trong nước
2.1. Giai cấp tư sản
- Mục đích đấu tranh: Chống lại sự chèn ép và cạnh tranh của tư sản Pháp.
- Hình thức đấu tranh: Hoà bình (vận động người Việt Nam dùng hàng báo chí, Việt Nam).
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu: Tẩy chay tư sản Hoa Kiều, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, …
- Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Bùi Quang Chiêu,..
- Kết quả: Do không đủ thế và lực, giai cấp tư sản và đại địa chủ Việt Nam muốn dựa vào Pháp để chống lại tư sản Hoa kiều, đồng thời họ cũng muốn chính quyền thuộc địa trao quyền tự do dân chủ, xin được tham gia vào bộ máy chính quyền, được nhập quốc tịch Pháp, ... Tư sản Việt Nam cũng có những hoạt động đấu tranh chống lại sự chèn ép và cạnh tranh của tư sản Pháp tiêu biểu như: tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, ...; thành lập Đảng Lập hiến, sáng lập một số tờ báo làm công cụ tuyên truyền như Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, ...
2.2. Giai cấp tiểu tư sản
- Mục đích đấu tranh: Biểu dương lực lượng, chống lại sự áp bức của thực dân, tuyên truyền tư tưởng dân tộc dân chủ, thức tỉnh quốc dân.
- Hình thức đấu tranh: Hòa bình
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu: Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, đám tang Phan Châu Trinh
- Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Nguyễn Đức Cảnh, Trần Huy Liệu, Trần Phú, ..
- Kết quả: Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành
và tích cực tham gia vào phong trào yêu nước. Các hoạt động đã góp phần tuyên
truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước. Tầng lớp
tiểu tư sản cũng tham gia phong trào đấu tranh như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả
Phan Bội Châu (1925), thả Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926), …
3. Tìm hiểu phong trào giai cấp công nhân
+ Trước tháng 8 - 1925: đấu tranh chủ yếu vì mục tiêu kinh tế như đòi tăng lương, giảm giờ làm, ... với các hoạt động mang tính tự phát, sơ khai như đập phá máy móc, bỏ việc, ...
Về phạm vi, các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ trong phạm vi của từng công xưởng, nhà máy và không có sự kết nối giữa các giai tầng trong xã hội hoặc giữa các địa phương.
+ Sau tháng 8 - 1925: đấu tranh có tổ chức, diễn ra dài ngày, vượt ra ngoài phạm vi
một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Một số cuộc đấu tranh lớn như: bãi công ở mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh), nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), ... nhằm hai mục tiêu chung là đòi tăng lương, thực hiện ngày làm 8 giờ như công nhân Pháp.
4. Tìm hiểu sự ra đời của các tổ chức cách mạng
4.1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
- Thời gian thành lập: 6/1925
- Mục tiêu: Làm cách mạng để giành độc lập dân tộc, sau đó làm cách mạng thế giới để đi đến xã hội cộng sản.
- Cá nhân, tổ chức sáng lập: Nguyễn Ái Quốc
- Phương thức hoạt động: Mở nhiều lớp tập huấn cán bộ
- Thành phần: Thanh niên, trí thức, công nhân, nông dân
- Hội viên, đảng viên tiêu biểu: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu,Nguyễn Đức Cảnh
4.2. Tân Việt Cách mạng Đảng
- Thời gian thành lập: 7/1928
- Mục tiêu: Chủ trương đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.
- Cá nhân, tổ chức sáng lập: Nhóm hội viên của Hội Phục Việt
- Phương thức hoạt động: Tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân, ... cử đảng viên sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Thành phần: Tri thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước
- Hội viên, đảng viên tiêu biểu: Trần Phú
4.2. Việt Nam Quốc dân Đảng
- Thời gian thành lập: 12/1927
- Mục tiêu: Đánh đuổi Pháp, thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân
- Cá nhân, tổ chức sáng lập: Hạt nhân của Nam đồng thư xã: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, ...
- Phương thức hoạt động: Nặng nề về ám sát cá nhân
- Thành phần: Tư sản dân tộc, viên chức, học sinh, thân hào, thân sĩ ở
nông thôn, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, ...
- Hội viên, đảng viên tiêu biểu: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,..
=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930