Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 4: Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VIỆC VAY MƯỢN – CẢI BIẾN – SÁNG TẠO TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giới thiệu chung về tác phẩm được lựa chọn; mối quan hệ giữa tác phẩm đó với tác phẩm mà nó chịu ảnh hưởng.
- Chỉ ra và phân tích được các phương diện, khía cạnh chủ yếu của sự tiếp nhận, chịu ảnh hưởng… trong tác phẩm.
- Chỉ ra và phân tích đươc những điểm cách tân, sáng tạo của tác giả khi tiếp nhận ảnh hưởng từ tác phẩm khác.
- Đánh giá giá trị của tác phẩm xét trên phương diện tiếp nhận và sáng tạo dựa vào các dẫn chứng cụ thể.
II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO
1. Theo tác giả bài viết trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản sau đây của “mẫu gốc”:
- Kế thừa:
Cốt truyện: giữ nguyên cốt truyện chính của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Nhân vật: giữ nguyên các nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, vua Hùng.
Mô típ: sử dụng các mô típ quen thuộc trong truyền thuyết.
- Biến đổi:
+ Biến đổi về chủ đề và cốt truyện:
Chủ đề: Bên cạnh chủ đề ca ngợi sức mạnh và trí tuệ của con người, tác phẩm còn đề cao tình yêu thương, sự thấu hiểu và tinh thần hòa hợp.
Cốt truyện: Bổ sung các chi tiết mới như lí do Mị Nương chọn Sơn Tinh vì yêu mến phẩm chất của chàng; nỗi đau khổ của Thủy Tinh sau khi thua cuộc; hành động của Mị Nương để hàn gắn mối quan hệ giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh; thay đổi kết thúc (không còn là cuộc chiến triền miên giữa hai vị thần mà hướng đến sự hòa giải, dung hòa).
+ Biến đổi về nhân vật: Sơn Tinh được miêu tả chi tiết, sinh động hơn, thể hiện rõ phẩm chất anh hùng, mạnh mẽ, quyết đoán, tài năng; Thủy Tinh không còn là vị thần hung bạo, chỉ biết dùng vũ lực mà trở thành một người si tình, yêu say đắm Mị Nương; Mị Nương được khắc họa nội tâm phức tạp, thể hiện sự thương cảm với Thủy Tinh.
+ Các biến đổi khác: Ngôn ngữ, giọng điệu trữ tình, lãng mạn, mô tả thiên nhiên sinh động, giàu sức gợi, lồng ghép các chi tiết hiện thực vào tác phẩm.
2. Khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc”; tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ: Sơn Tinh được miêu tả chi tiết, sinh động hơn với vai là người anh hùng và người chồng; Thủy Tinh từ vị thần hung bạo, độc ác trở thành một người si tình với nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm; Mị Nương từ một công chúa chỉ biết tuân theo mệnh lệnh vua cha trở thành một người phụ nữ có nội tâm phức tạp.
3. Nếu nhận xét ngắn gọn về cách đánh giá của tác giả bài viết đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo: khách quan, thuyết phục và có sức gợi mở, liên tưởng cho người đọc.
4. Kĩ năng viết bài nghị luận về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học.
+ Xác định rõ luận đề.
+ Triển khai hệ thống luận điểm: chỉ rõ phương diện tiếp thu, cải biến, sáng tạo của tác phẩm so với “mẫu gốc”. Nhận xét về mức độ thành công.
+ Lập dàn bài chi tiết, khoa học.
+ Sử dụng dẫn chứng cụ thể, sinh động.
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lưu ý thao tác so sánh.
III. QUY TRÌNH VIẾT BÀI
- Bước 1: Lựa chọn đề tài
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Bước 3: Viết
Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện