Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 6: HỒ CHÍ MINH – “VĂN HÓA PHẢI DOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI”
VĂN BẢN: TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
I. Tìm hiểu văn bản
- Tên: Hồ Chí Minh (khi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành).
- Năm sinh: 1890 -1969.
- Quê quán: Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Sau một thời gian học chữ Hán tại gia đình, vào năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh rồi vào Sài Gòn.
- 6/1911 dưới tên Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu sang Pháp và một số nước phương Tây vừa lao động vừa tham gia các hoạt động yêu nước.
- Năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam và lấy tên Nguyễn Ái Quốc.
- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Từ 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.
- Nguyễn Ái Quốc thể hiện vai trò trong việc Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào 2/1930.
- Tháng 1/1941, Người về nước và lập Mặt Trận Việt Minh lấy tên Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
- 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi to lớn khẳng định vị thế độc lập, tự chủ của nước ta trên trường quốc tế.
- 2/9/1969 Người qua đời tại Hà Nội.
1. Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
Sự nghiệp cách mạng | Sự nghiệp văn học |
Mục tiêu của hoạt động cách mạng: đấu tranh vì hòa bình dân tộc | Mục đích sáng tác: thơ văn phục vụ cho đấu tranh cách mạng. |
Phạm vi, tầm vóc của hoạt động cách mạng: trên phạm vi toàn cầu, rất phong phú và nhiều trải nghiệm. | Chất liệu sáng tác: được cung cấp từ cuộc đời hoạt động cách mạng. |
Thành tựu: Lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam kháng chiến giành tự do cho dân tộc, có uy tín quốc tế rất cao. | Sự nghiệp trước tác: sáng tác nhiều thể loại như văn chính luận, truyện, kí, thơ… |
=> Nhận xét: Sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất cùng hướng đến một mục đích là giải phóng dân tộc Việt Nam.
2. Sự chi phối của quan điểm sáng tác đến tác phẩm Người viết ra.
- Xét toàn bộ lịch sử văn học có thể thấy, mỗi khi văn học chuyển giai đoạn (để thích ứng với vận động không ngừng của đời sống xã hội); người ta thường bắt gặp nhiều tác phẩm (hay ít nhất là những câu thơ, câu văn, lời nói) mang tính tuyên ngôn, vạch lộ trình phía trước cho sáng tác, báo hiệu một xu hướng tìm tòi mới hay sự ra đời của một dòng văn học mới. Có thể xem đây là một hiện tượng mang tính quy luật. Việc Hồ Chí Minh nhiều lần nêu công khai quan điểm sáng tác của mình cho thấy chủ trương “đưa nghệ thuật vào chính trị” có ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp, mà khi đó, việc vận động quần chúng được xác định là nhiệm vụ trung tâm. KHi nêu quan điểm sáng tác như vậy, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trước sự ra đời và phát triển của một xã hội mới, mà trong xã hội đó, văn học nghệ thuật phải đảm nhiệm những sứ mệnh khác hơn để đóng góp được nhiều nhất, trực tiếp nhất cho cuộc cách mạng đang diễn ra.
- Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh có ý nghĩa:
+ quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa soi tỏ bản chất cách mạng của những tác phẩm được Người viết ra, vừa có ý nghĩa định hướng phát triển cho cả một nền văn học phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
+ Trong thực tế, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã được đồng nhất với quan điểm sáng tác chung của cả nền văn nghệ cách mạng. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã nhắc lại nội dung quan điểm sáng tác đó theo những hình thức khác nhau, tạo nên nền tảng tư tưởng – nhận thức vững chắc cho toàn bộ sáng tác hướng về cách mạng.
- Trong di sản văn học Hồ Chí Minh bộ phận văn chính luận chiếm ưu thế về số lượng.
+ Sự vượt trội về số lượng của văn chính luận cho thấy hoạt động sáng tác của Hồ Chí Minh luôn nhằm tới mục đích phục vụ công cuộc cách mạng, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của đời sống. Để làm nghệ thuật “thuần túy” người ta cần có nhiều thời gian và điều kiện, do vậy, trước những tình huống gai góc, căng thẳng, đặc biệt của cuộc đấu tranh cách mạng, việc Hồ Chí Minh dùng văn chính luận để ứng chiến kịp thời là một sự lựa chọn tự nhiên, tất yếu. Các sự kiện càng diễn ra dồn dập thì số lượng tác phẩm cũng theo đó mà tăng lên.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh