Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh
Giáo án bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 6: Tác gia Hồ Chí Minh
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 6: HỒ CHÍ MINH “VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI”
Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6
Vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu một số tác phẩm của Người; nhận biết và phân tích được quan điểm của tác giả về lịch sử, văn hóa được thể hiện trong văn bản.
Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác giả, tác phẩm lớn theo tiến trình lịch sử văn học, biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.
Phân tích và đánh giá được hiệu quả của việc dùng các biện pháp tu từ và cách diễn đạt thể hiện tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
Viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án, có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thyết minh các hình ảnh minh họa, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.
Biết trình bày kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Biết thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và có ý thức học tập, phấn đấu noi theo tấm gương sống vì dân, vì nước của Người.
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về khái niệm quan điểm sáng tác, cách đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học cũng như tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến khái niệm quan điểm sáng tác, cách đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học cũng như tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến khái niệm quan điểm sáng tác, cách đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học cũng như tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Anh/chị hiểu thế nào là quan điểm sáng tác? + Để đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học anh chị cần lưu ý những điều gì? + Trình bày những hiểu biết của anh chị về tính khẳng định và phủ định trong văn bản nghị luận? + Để tăng tính khẳng định, phủ định cho văn bản nghị luận người viết thường sử dụng những biện pháp nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
+ Quan điểm sáng tác là hệ thống tư tưởng, nguyên tắc chi phối hoạt động sáng tác của nhà văn, do chính nhà văn xác định dựa trên những trải nghiệm đời sống và nghệ thuật của mình. Quan điểm sáng tác có thể được chính nhà văn phát biểu một cách tường minh nhưng nhiều khi được độc giả khái quát lên dựa vào sự ổn định trong cách nhà văn chọn đề tài, xác định chủ đề, bày tỏ thái độ trước đối tượng miêu tả và vận dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật. + Đối với các nhà văn cách mạng, quan điểm sáng tác thường xuyên được tuyên bố công khai, gắn với sự lựa chọn một thái độ chính trị dứt khoát, do đặc điểm của thời đại cách mạng quy định. Chính điều này làm nên tính đặc thù của những sáng tác thuộc loại hình văn học cách mạng mà thơ văn Hồ Chí Minh là một ví dụ tiêu biểu.
+ Khi đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học, cần huy động trải nghiệm, kiến thức nhiều mặt và phải dựa trên những tiêu chuẩn thẩm mĩ, nhân văn, tư tưởng phù hợp. Điều quan trọng là biết đặt đối tượng vào đúng bối cảnh sáng tác (có đối chiếu bối cảnh hiện tại) để nhận ra mức độ đóng góp của tác giả, tác phẩm đó cho đời sống và tiến trình văn học. + Những tác giả, tác phẩm lớn thường đạt được thành tựu quan trọng trong việc tổng hợp kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của các giai đoạn văn học đã qua, tạo được bước phát triển có ý nghĩa cho văn học giai đoạn mới. Tuy khó tránh khỏi một số hạn chế do sự ràng buộc của thời đại, nhưng những tác giả giả, tác phẩm thực sự có tầm vóc thường chạm được vào các vấn đề nhân sinh vĩnh cửu, để tiếp tục đồng hành cùng bao lớp người đọc đến sau.
-Trong văn bản nghị luận, tính khẳng định và tính phủ định luôn song hành. + Tính khẳng định gắn với nội dung thuyết phục người đọc tin vào sự đúng đắn của một luận đề, quan điểm, cách ứng xử, lựa chọn, niềm tin nào đó. + Tính phủ định gắn với ý đồ phản bác những luận đề, quan điểm, cách ứng xử, lựa chọn, niềm tin mà tác giả cho là sai trái hoặc không phù hợp. Đằng sau sự khẳng định luôn ẩn chứa thái độ phủ định một đối tượng đối lập, còn sự phủ định thì luôn được thể hiện dựa trên thái độ khẳng định một đối tượng khác. - Để tăng cương tính khẳng định hoặc phủ định cho văn bản, người viết thường sử dụng nhiều biện pháp thuộc các cấp độ khác nhau như: từ ngữ, cú pháp, phép tu từ, lập luận. Loại biện pháp có thể giống nhau nhưng hiệu quả đạt được thì trái ngược, do tính chất riêng của các yếu tố ngôn ngữ và ý đồ tư tưởng gắn với biện pháp đó. |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VĂN BẢN TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Chỉ ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, sự chi phối của quna niệm sáng tác đến các tác phẩm Người viết ra.
Lí giải được tính đa dạng của di sản văn học Hồ Chí Minh, những điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Người.
Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để sưu tầm các bài viết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về tác gia Hồ Chí Minh.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản tác gia Hồ Chí Minh.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản tác giả Hồ Chí Minh.
3. Phẩm chất
- Biết thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và có ý thức học tập, phấn đấu noi theo tấm gương sống vì dân, vì nước của Người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Hãy đọc một câu thơ/câu nói của Hồ Chí Minh mà thích? Cho biết vì sao thích câu thơ/câu văn/câu nói đó của Người?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.- GV dẫn dắt vào bài học mới: “Bác Hồ - Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Sẽ không có gì là quá khi nói rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những gì tinh túy nhất. Người không chỉ là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam, của chủ nghĩa cộng sản mà hơn cả còn là một tác gia lớn với nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học Việt Nam. Trong bài học hôm nay hãy cùng tìm hiểu về văn bản tác gia Hồ Chí Minh để hiểu thêm về sự nghiệp vĩ đại của Người.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Chi ra được sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến sự thống nhất giữa sự nghiệp các mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh sự chi phối của quan niệm sáng tác đến tác phẩm của Người.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tiểu sử cuộc đời Hồ Chí Minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho HS theo dõi video ngắn sau đây để chuẩn bị trả lời câu hỏi: https://s.net.vn/CEwt (hết video 3’41s) + Hãy trình bày đôi nét về tiểu sử của tác gia Hồ Chí Minh? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS chia nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu văn bản - Tên: Hồ Chí Minh (khi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành). - Năm sinh: 1890 -1969. - Quê quán: Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Sau một thời gian học chữ Hán tại gia đình, vào năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh rồi vào Sài Gòn. - 6/1911 dưới tên Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu sang Pháp và một số nước phương Tây vừa lao động vừa tham gia các hoạt động yêu nước. - Năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam và lấy tên Nguyễn Ái Quốc. - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp. - Từ 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. - Nguyễn Ái Quốc thể hiện vai trò trong việc Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào 2/1930. - Tháng 1/1941, Người về nước và lập Mặt Trận Việt Minh lấy tên Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. - 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi to lớn khẳng định vị thế độc lập, tự chủ của nước ta trên trường quốc tế. - 2/9/1969 Người qua đời tại Hà Nội.
| ||||||||||
Nhiệm vụ 2: Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia HS thành nhóm nhỏ 4-5 HS để thảo luận các câu hỏi sau đây: + Hoàn thành phiếu học tập sau đây: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Nhận xét mối quan hệ giữa sự nghiệp văn học và sự nghiệp cách mạng của Người? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS tiến hành thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | ||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||||
Nhiệm vụ 3: Sự chi phối của quan điểm sáng tác đến tác phẩm Người viết ra. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. ................. | 2. Sự chi phối của quan điểm sáng tác đến tác phẩm Người viết ra. ................. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức