Nội dung chính Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 9: Trái tim Đan-kô
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Trái tim Đan-kô ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN 3. TRÁI TIM ĐAN-KÔ (DANKO)
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Đọc văn bản
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “hăng hái và tươi tình”: Hành trình Đan-kô dẫn bộ lạc vào rừng.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “họ làm anh buồn rầu”: Sự khó khăn khi đi qua đầm lầy.
+ Phần 3: Còn lại: Sự dũng mãnh của Đan-kô.
- Tác giả
- Tên: Mắc-xim Go-rơ-ki
- Năm sinh – năm mất: 1868 – 1936.
- Quê quán: Nga
- Thể loại sáng tác: văn xuôi
- Tác phẩm tiêu biểu: Những tạo vật từng là con người, những câu chuyện được dịch sang tiếng Anh (1905), Bài ca chim báo bão (1901), Bài ca Chim Ưng (1902).
- Tác phẩm
- Trích từ Tuyển tập truyện ngắn Mắc-xim Go-rơ-ki.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
- Sự kiện chính
- Những người trong bộ lạc kết tội Đan-koo và muôn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu.
- Đan-kô xé lòng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng.
- Bộ lạc của Đan-kô đến với vùng đất thảo nguyên trong khi anh gục chết.
- Cảm nhận của nhân vật tôi về Đan-kô sau câu chuyện của bà lão I-dec-ghim.
- Cách kể chuyện
Tác dụng của việc thay đổi trong cách kể chuyện:
- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão I-dec-ghin và câu chuyện về Đan-kô mà bà lão I-dec-ghin kể cho nhân vật tôi nghe.
- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về Đan-kô.
- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của bà lão và nhân vật tôi; thế giới huyền ảo, tưởng tượng là câu chuyện về Đan-kô.
BẢNG PHẢN HỒI KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA HS
TT | Từ câu… đến câu… | Là lời kể của… | Ngôi kể thứ… |
1 | Từ Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,… đến … chỉ nở ra trong giây lát. | Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất) | Sử dụng từ xưng “tôi”, gọi nhân vật là “bà lão” |
2 | Từ “Đan-kô dẫn họ đi… đến … Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,…” | Người kể chuyện là nhân vật “bà lão” (ngôi thứ ba). | Lời kể được đặt trong ngoặc kép với sự giới thiệu (lời dẫn) của người kể chuyện xưng “tôi”. |
3 | Từ Bây giờ khi bà lão kể xong câu chuyện truyền thuyết tuyệt đẹp của mình … đến … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách. | Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất). | Sử dụng từ xưng “tôi”, gọi nhân vật là “bà lão”. |
- Hình tượng trái tim Đan-kô
- Hình tượng trái tim Đan-kô:
+ Nguyên nhân: Dù anh tức giận khi bị mọi người buộc tội và chỉ trích nhưng vì yêu bộ tộc nên anh bỏ qua. Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết.
+ Hành động: Hai tay anh xé toang lồng ngực, dứt trái tim và giơ lên đầu.
+ Miêu tả: Trái tim anh như ánh mặt trời soi sáng, mọi thứ trong rừng khi ấy giãn ra để nhường cho dòng người đi qua, trái tim cháy sáng như ánh đuốc, trái tim vẫn cháy khi Đan-kô gục chết, trái tim bị giẫm lên vẫn bừng ánh lửa,…
- Nhận xét ý nghĩa hình tượng trái tim Đan-kô và sức mạnh kì diệu cảu trí tưởng tượng: Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp hình tượng trái tim Đan-kô qua những chi tiết tưởng tượng, yếu tố hư cấu để làm nên những câu chuyện dân gian sống mãi trên thảo nguyên bao la. Đồng thờ, ca ngợi sự anh hùng và ý chí dũng cảm, kiên cường của Đan-kô.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung
Đoạn trích kể về hành trình Đan-kô dẫn bộ tộc đi vào đầm lầy, hành trình đi rất khó khăn khiến anh bị dân làng trách móc. Nhưng với ý chí kiên cường, dũng cảm của Đan-kô đã dẫn lối anh giúp mọi người vượt qua khó khăn đó.
- Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Hình ảnh mang tính sáng tạo.
- Miêu tả chi tiết đặc sắc, từ ngữ gợi tả.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3. Trái tim đan-kô (danko)