Nội dung chính ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối học kì II

Hệ thống kiến thức trọng tâm Ôn tập cuối học kì II  sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2

I. ĐỌC

Câu 1: (SGK tr.114)

1-d; 2-c; 3-d; 4-b; 5-a

Câu 3:

 Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,…

- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương/ hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại,…thường dùng cốt truyện đa tuyến.

- Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,…nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện. Ví dụ trong Hoàng Lê nhất thống chí có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi,..

- Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hướng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,…tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

- Đối với nhân vật, sự kiện có thật, gắn với bối cảnh thời gian – không gian xác định trong quá khứ, được các tài liệu ghi chép lại hoặc người đời truyền tụng, người viết truyện lịch sử thường tôn trọng, tái hiện một cách chân thực. Nhưng để tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật ấy, nhà văn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,..của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật. Vì thế, truyện lịch sử cần đến sự hư cấu.

- Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1 (sgk tr.115)

  1. Câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” là câu hỏi tu từ bởi câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà được người vợ dùng để mỉa mai, châm biếm sự khoác lác của người chồng.
  2. Trong đoạn trích, các từ “ừ”, “nhé” xuất hiện trong câu nói của người chồng khi nói với vợ của mình, được dùng với sắc thái nghĩa thân mật. Trong giao tiếp, có thể sử dụng các từ này với đối tượng người nghe ở vị trí ngang hàng hoặc thấp hơn người nói, trong những tình huống giao tiếp thân mật, gần gũi

Câu 2 (sgk tr.115)

Trong đoạn thơ này, mỗi câu thơ là một câu hỏi với cấu trúc đâu +X. Tuy nhiên, trong cấu trúc ngữ pháp thông thường, từ dùng để hỏi “đâu” thường đứng ở cuối câu (X đâu?/ X ở đâu/ X đâu rồi?). Việc đảo vị trí từ “đâu” lên đầu câu có tác dụng làm cho sự diễn đạt giàu cảm xúc, giàu âm hưởng. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với biện pháp điệp từ và câu hỏi tu từ đã tạo nên giọng điệu da diết, sâu lắng, mahx liệt cho cả đoạn thơ.

Câu 3 (sgk tr.116)

  1. Câu trong đề bài thuộc kiểu câu kể. Dấu hiệu nhận biết: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung của câu là thông báo một sự việc.
  2. Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái “có lẽ là” biểu thị một cách dè dặt về điều người nói nghĩ rằng như thế.

III. VIẾT

IV. NÓI VÀ NGHE

Câu 1: (sgk tr.117)

GV hướng dẫn HS một số phương pháp ghi chép hiệu quả như ghi chép dưới dạng từ khóa, sơ đồ, sketchnote; ghi chép theo kĩ thuật KW; ghi chép theo hệ thống Cornell,….

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời: Ôn tập cuối học kì II

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay