Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 1.3. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
I. TÌM HIỂU KIẾN THỨC NGỮ VĂN
1. Chữ Nôm
CHỮ NÔM | |
Lịch sử hình thành | - Do bị phong kiến Trung Hoa đô hộ ngay từ trước Công nguyên với chính sách đồng hoá rất khốc liệt, suốt hàng nghìn năm, Việt Nam phải dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức trong giao dịch hành chính và giáo dục. - Trong hoàn cảnh bị đô hộ, người Việt Nam đã liên tục đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập không chỉ về chính trị, kinh tế mà cả về văn hoá. Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt, ra đời trong bối cảnh đó. - Chữ Nôm manh nha ở Việt Nam vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX, hình thành và hoàn thiện vào khoảng từ cuối thế kỉ X đến thế kỉ XII. |
Đặc điểm | - Về cách cấu tạo, chữ Nôm gồm một số chữ mượn y nguyên chữ Hán nhưng phần lớn là những chữ do người Việt tạo ra trên cơ sở chữ Hán. - Chữ Nôm còn nhiều hạn chế (mà hạn chế lớn nhất là khó học vì phải biết chữ Hán mới học được) nhưng được coi là một thành tựu quan trọng về ngôn ngữ – văn hoá, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. |
Vai trò | - Được dùng làm phương tiện sáng tác văn học, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương,... - Chữ Nôm có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, phát triển nền văn học dân tộc. |
2. Chữ Quốc ngữ
CHỮ QUỐC NGỮ | |
Lịch sử hình thành | Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt được các nhà truyền giáo, với sự hỗ trợ của nhiều người Việt Nam, chế tác từ thế kỉ XVII dựa trên hệ chữ cái La-tinh (Latin). Sau đó, chữ Quốc ngữ được tu chỉnh qua nhiều giai đoạn, được người Việt tích cực tiếp nhận, truyền bá rộng rãi để đạt đến sự hoàn thiện, ổn định và vị thế như hiện nay |
Đặc điểm | - Một số hạn chế như: a) Dùng nhiều chữ cái khác nhau để biểu thị một âm. Ví dụ: âm /k/ được biểu thị bằng ba chữ cái c, k, q. b) Dùng một chữ cái để biểu thị nhiều âm khác nhau. Ví dụ: dùng chữ a vừa để ghi âm /a/ (ta, tai, cao,...), vừa để ghi âm /a/ (tay, cau,...). c) Dùng nhiều dấu phụ (như ở các chữ ă, â, ô, ơ,...) hoặc ghép nhiều chữ cái để biểu thị một âm (như ở các chữ ch, kh, ng,...). - Chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm mà nổi bật nhất là đơn giản, dễ học. |
Vai trò | Trong phong trào Bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm xoá nạn mù chữ, diệt “giặc dốt”, nhờ chữ Quốc ngữ dễ học mà chỉ sau ba tháng, nhiều người dân thất học đã biết đọc, biết viết. |
II. LUYỆN TẬP
1. Trò chơi Ai nhanh hơn?
- Bảng đính kèm phía dưới.
Chữ Hán | Chữ Nôm | Chữ Quốc ngữ |
Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn). | Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Thương vợ (Tú Xương). | Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), |
2. Luyện tập về chữ Nôm và chữ quốc ngữ
Chặng 1:
+ Tác phẩm viết bằng chữ Hán sẽ tương tứng với cách diễn đạt (1) và (2). Vì chữ Hán không phải là chữ Viết của dân tộc Việt Nam, là một ngôn ngữ nước ngoài, vậy nên cần phiên âm sang chữ Quốc ngữ để người Việt ta đọc được và dịch sang tiếng Việt để hiểu nghĩa.
+ Tác phẩm viết bằng chữ Nôm tương ứng với cách diễn đạt (3). Vì chữ Nôm mượn kí tự của chữ Hán để tạo ra chữ viết của dân tộc, chỉ cần dịch ra chữ Quốc ngữ để người đời sau dễ đọc viết và hiểu nghĩa.
Chặng 2:
a) Trường hợp dùng nhiều chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm.
Ví dụ: âm /i/ có i – y (ích kỷ, hy sinh), âm /ie/ có ia - ya hoặc iê - yê (kia kìa, khuya, yêu chiều), âm /uo/ có uô - ua (tua rua, tuốt tuồn tuột),…
b) Trường hợp dùng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau.
Ví dụ: ơ dùng để ghi âm /ơ/ và /â/ (thớ thịt).
c) Trường hợp ghép nhiều chữ cái để ghi một âm
Ví dụ: âm /z/ gi, âm /ŋ/ có ngh, âm /ɣ/ có gh, âm /o/ có oo, âm /ʈ/ có tr, âm /t’/ có th, âm /f/ có ph, âm /ɲ/ có nh…
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ