Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 2: Kiến thức ngữ văn về Truyện thơ Nôm

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Kiến thức ngữ văn về Truyện thơ Nôm sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 2. TRUYỆN THƠ NÔM

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

- Chủ đề Truyện thơ Nôm: thể loại văn học của dân tộc, thể hiện được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, lưu giữ tâm hồn dân tộc và nhữnng giá trị văn hóa đặc sắc.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính 

Tên văn bản

Thể loại

Cảnh ngày xuân

Truyện thơ Nôm

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Truyện thơ Nôm

II. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Khái niệm

– Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ kết hợp giữa tự sựtrữ tình, được viết bằng chữ Nôm, thường sử dụng thể thơ lục bát. Thể loại này phát triển mạnh và có nhiều thành tựu vào thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, hiện nay, còn lại khoảng trên 100 tác phẩm tiêu biểu như: Truyện Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Sơ kính tân trang (Câu chuyện mới về gương, lược - Phạm Thái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu – Vũ Quốc Trân), Tống Trân – Cúc Hoa (khuyết danh), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),... 

2. Đặc điểm

a. Khả năng phản ánh hiện thực

Thể loại truyện thơ Nôm có khả năng phản ánh sâu rộng hiện thực xã hội thông qua các câu chuyện kể về biến cố trong cuộc đời các nhân vật và cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm, tình yêu của họ; những câu chuyện này đều mang cảm hứng nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc.

b. Cốt truyện

- Ở truyện thơ Nôm, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng tác phẩm.

- Mô hình cốt truyện của truyện thơ Nôm gồm ba chặng: Gặp gỡ – Lưu lạc (hoặc Thử thách) - Đoàn tụ.

c. Nhân vật

- Trong truyện thơ Nôm, nhân vật thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau gồm: các nhân vật chính diện (đại diện cho cái thiện, chính nghĩa) và các nhân vật phản diện (đại diện cho cái ác, phi nghĩa).

- Nhân vật chính diện và phản diện thường được xây dựng đối lập về phẩm chất theo từng cặp hoặc theo nhóm.

- Nhân vật chính của truyện đóng vai trò kết nối các nhân vật ở hai tuyến chính diện và phản diện thông qua các sự kiện diễn ra trong cuộc đời mình.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay