Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 1.4. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: PHÒ GIÁ VỀ KINH

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: giọng đọc da diết, nhiều cảm xúc để thể hiện được nỗi lòng thương xót của nhà thơ đối với người bạn quá cố của Dương Khuê.

- Kĩ năng đọc trong thẻ chỉ dẫn:

Kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Chú ý các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng những động từ mạnh.

- Trận Chương Dương, trận Hàm Tử.

- Các động từ mạnh: đoạt (cướp), cầm (bắt).

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1284 - 1285, 1287 - 1288), đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương.

- Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương.

b. Tác phẩm

- Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần - (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9 – 7 – 1285) sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai. 

=> Đây là tác phẩm tiêu biểu cho hào khí thời Trần.

 Hào khí Đông A chính là hào khí của thời Nhà Trần. Theo lối chiết tự chữ Trần được ghép bởi chữ Đông và chữ A. Do đó, có thể đọc thành Đông A. Hào khí Đông A không chỉ là nét chữ, lối chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước.

+ Theo đó, khi nhà Trần giành chiến thắng liên tiếp trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần ngày càng hừng hực khí thế và được gọi là hào khí Đông A. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng của thời nhà Trần khi ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Hào khí Đông A được xem là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng. Đây chính là kết tinh của sức mạnh toàn dân, bùng lên sức mạnh dân tộc, biểu hiện của hào khí Đông A chính là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lập, tự cường, khát vọng lập công giúp nước, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Thể loại của bài thơ Phò giá về kinh

- Số dòng: bài thơ có 4 dòng thơ.

- Số chữ: 5 chữ trong một dòng thơ.

- Niêm: câu 1 (“sáo”) niêm với câu 4 (“cổ”), câu 2 (“Hồ”) niêm với câu 3 (“bình”).

- Luật: luật vần “trắc” 

Đoạt sáo Chương Dương độ,

T

T

B

B

T

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

B

B

B

T

B

Thái bình tu trí lực,

T

B

B

T

T

Vạn cổ thử giang san.

T

T

T

B

B

- Vần:  Vần chân: “quan” – “san”.

=> Bài thơ được làm theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Nhịp:

Đoạt sáo/ Chương Dương độ,

Cầm Hồ/ Hàm Tử quan.

Thái bình/ tu/ trí lực,

Vạn cổ/ thử/ giang san.

=> Nhịp nhanh, thể hiện được sự hào hùng, khí thế ngút trời của quân dân nhà Trần sau chiến thắng lẫy lừng trước quân Nguyên – Mông lần thứ hai.

2. Chủ đề của bài thơ Phò giá về kinh.

a. Nội dung hai dòng thơ đầu

Hào khí chiến thắng của quân ta: 

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

+ Hai câu đầu nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.

+ Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải. Đây là những trận thủy chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng.

+  Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.

- Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.

=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. 

b. Nội dung hai dòng thơ cuối

- Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta:

Thái bình tu trí lực, 

Vạn cổ thử giang san.

+ Đây là lời vị thượng tướng động viên dân chúng hãy bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của Tổ quốc. Danh tướng Trần Quang Khải vừa từ chiến trường trở về, áo bào còn vương khói súng, chưa kịp nghỉ ngơi đã lo ngay đến nhiệm vụ trước mắt cũng như kế sách lâu dài cho quốc gia, dân tộc. 

+ Ông nhấn mạnh: Trong thời bình, mọi người cần phải dốc hết sức lực để xây dựng non sông. Nước mạnh, dân giàu thì mới đánh tan được tham vọng ngông cuồng của giặc ngoại xâm, đồng thời chủ quyền độc lập mới được giữ gìn lâu dài. 

=> Tác giả đã bày tỏ khát vọng thái bình thịnh trị của bản thân, nhưng cũng là của toàn thể dân tộc. Trần quang Khải vừa là một chiến tướng, vừa là một vị đại thần có tài kinh bang tế thế, luôn đặt trách nhiệm với dân, với nước lên hàng đầu.

c. Mối quan hệ giữa hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối

Hai dòng thơ đầu nhắc đến hai chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần để giành lại hòa bình, thịnh trị của đất nước. Trong khi đó, hai dòng thơ cuối nhắc đến trách nhiệm, khát vọng bảo vệ, suy trì nền thái bình, thịnh trị đó được dài lâu, trường tồn.

d. Chủ đề bài thơ

Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

e. So sánh sự tương đồng với bài thơ Sông núi nước Nam

- Nội dung: Tương tự bài Sông núi nước Nam, bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.

- Hình thức: 

+ Đều là kiệt tác thơ văn trung đại được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật.

+ Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. 

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

- Ngôn ngữ có sự chọn lọc, thể hiện được dụng ý của người viết.

- Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép, thể hiện được hào khí dân tộc.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay