Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 1.2. VĂN BẢN KHÓC DƯƠNG KHUÊ
I. KIẾN THỨC NGỮ VĂN
1. Khái niệm
Song thất lục bát là thể thơ kết hợp giữa thơ thất ngôn và thơ lục bát; mỗi khổ gồm bốn dòng thơ: bắt đầu bằng một cặp thất ngôn, tiếp theo là cặp lục bát (đôi khi cặp lục bát xếp trước), tạo thành một kết cấu trọn vẹn về ý cũng như về âm thanh, nhạc điệu.
2. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát
Hình thức | Gieo vần | - Tiếng cuối dòng bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm của dòng bảy dưới. - Tiếng cuối của dòng bảy dưới bắt vần với tiếng cuối của dòng sáu. - Tiếng cuối của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. - Tiếng cuối của dòng tám lại bắt vần với tiếng thứ ba hoặc tiếng thứ năm ở dòng bảy đầu khổ thơ sau. => Mỗi khổ thơ có hai vần trắc và năm vần bằng; dòng sáu chỉ có vần chân, ba dòng kia vừa có vần chân vừa có vần lưng. |
Ngắt nhịp | Các dòng bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai dòng sáu – tám ngắt theo thể lục bát. | |
Nội dung | - Kể những câu chuyện dài, bao quát một khoảng thời gian và không gian rộng lớn với nhiều sự kiện, nhân vật. - Cặp thất ngôn kể sự việc và cặp lục bát thiên về cảm thán, giãi bày. - Thường chỉ có một nhân vật trữ tình trong khung cảnh thời gian và không gian hạn hẹp. - Kết hợp được nhiều vẻ đẹp của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu, trong đó nổi bật ở âm điệu nhớ thương triền miên, phù hợp để ngâm ngợi. | |
Vai trò, vị trí trong nền văn học Việt Nam | - Trong văn học trung đại, thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng cảm xúc dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. - Một số nhà thơ hiện đại vẫn sử dụng thể thơ này nhưng tác phẩm đã mang âm hưởng của thời đại với những cảm xúc mới mẻ. |
II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
1. Đọc
- Cách đọc: giọng đọc da diết, nhiều cảm xúc để thể hiện được nỗi lòng thương xót của nhà thơ đối với người bạn quá cố của Dương Khuê.
- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:
Câu hỏi/ kĩ năng đọc. | Câu trả lời của tôi |
Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn? Theo trình tự nào? | Nhà thơ nhắc đến những kỉ niệm với bạn theo trình tự thời gian: kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già. + Cùng nhau thi đỗ làm quan. + Cùng nhau rong chơi khắp chốn non nước. + Cùng ngân nga hát ả đào. + Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn. + Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời. + Cuộc gặp gỡ cuối cùng. |
Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào? | Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất: + Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất. + Rượu ngon không có bạn hiền. + Câu thơ hay không có người bình luận. + Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu. => Mất bạn trở nên cô đơn: rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy... |
Nhà thơ nhắc đến giường treo và đàn kia để biểu thị điều gì? | Thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ, sâu sắc. |
Nhà thơ đã tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất? | Nhà thơ đã từ an ủi mình bằng việc nói về tuổi già vốn ít lệ “hạt lệ như sương” nên chỉ biết khóc trong lòng. Thương bạn gắn liền với bao nỗi nhớ, khóc bạn chuyển thành nỗi niềm như cam chịu số phận bi thương. |
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi, thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Là người có phẩm chất tốt đẹp, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực.
- Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương.
- Một số tập thơ tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ…
b. Tác phẩm
- Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1868, là bạn thân của Nguyễn Khuyến. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó khăng khít.
- Bài Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến diễn Nôm từ bài thơ chữ Hán Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư (Viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Thượng thư họ Dương ở Vân Đình) của chính ông, viết khi Dương Khuê mất (1902).
III. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục
a. Nguồn cảm xúc
Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là người bạn tri kỉ của ông là Dương Khuê đã ra đi.
b. Bố cục
- Sơ đồ tư duy:
2. Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát trong văn bản Khóc Dương Khuê.
- Bài thơ có kết cấu gồm một cặp câu thất ngôn, tiếp thep là cặp lục bát.
- Gieo vần:
+ Tiếng cuối dòng bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm của dòng bảy dưới.
Ví dụ:
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
+ Tiếng cuối của dòng bảy dưới bắt vần với tiếng cuối của dòng sáu.
Ví dụ:
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo
+ Tiếng cuối của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám.
Ví dụ:
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
+ Tiếng cuối của dòng tám lại bắt vần với tiếng thứ ba hoặc tiếng thứ năm ở dòng bảy đầu khổ thơ sau.
Ví dụ:
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đầu thăng chẳng dám than trời;
=> Mỗi khổ thơ có hai vần trắc và năm vần bằng; dòng sáu chỉ có vần chân, ba dòng kia vừa có vần chân vừa có vần lưng.
- Ngắt nhịp: Các dòng bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai dòng sáu – tám ngắt theo thể lục bát.
Ví dụ 1:
Câu thơ nghĩ/ đắn đo/ không viết,
Viết đưa ai,/ ai biết mà đưa;
Giường kia/ treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng/ ngẩn ngơ tiếng đàn.
Ví dụ 2:
Buổi dương cửu/ cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng/ chẳng dám than trời;
Bác già,/ tôi cũng già rồi,
Biết thôi/, thôi thế/ thì thôi/ mới là!
3. Tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong văn bản Khóc Dương Khuê.
a. Tình cảm của Nguyễn Khuyến trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất.
Bác Dương thôi đã, thôi rồi,
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.
- Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời” v.v... một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên.
- Hai chữ “nước mây” chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây” được liên kết với các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
- Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng “bác”, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kính” và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi... Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác... Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở”...
b. Những kỉ niệm về tình bạn
- Kỉ niệm cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời” tác hợp nên: “Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời”.
- Những cuộc du ngoạn, thăm thú nơi “dặm khách” chan hòa với thiên nhiên, thảnh thơi giữa chốn lâm tuyền: “Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”.
- Những lần cùng nhau đi nghe hát ả đào nơi lầu cao, thưởng thức cung đàn, giọng hát. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê rất sành nghệ thuật hát ả đào, đã sáng tác nhiều hài hát nói nổi tiếng.
- Những lần cùng nhau uống rượu: “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp”, cùng nhau làm thơ: “Có khi hàn soạn câu văn”.
=> Những kỉ niệm được hồi tưởng theo trình tự thời gian, vô cùng sâu sắc, đẹp đẽ vể tình bạn, không bao giờ có thể quên được.
c. Tác dụng của một số biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ Khóc Dương Khuê.
- Nguyễn Khuyến đã sử dụng cách diễn đạt trùng điệp hai nhóm từ ngữ: “Cũng có lúc” và “có khi” đan chéo vào nhau, bốn lần xuất hiện trên tám dòng thơ, vừa để liệt kê gợi nhớ, vừa tạo nên âm hưởng quấn quýt, thiết tha.
- Đoạn thơ hồi tưởng những kỉ niệm được trình bày theo trình tự thời gian, từ “thuở đăng khoa” đến ngày bạn qua đời. Phép liệt kê, trùng điệp được vận dụng để gây ấn tượng vể một tình bạn lâu bền, sâu sắc, thuỷ chung và vô cùng thắm thiết. Có lúc ta cảm thấy người sống đang đối thoại và tâm sự với người đã khuất. Sáu đoạn thơ đã kể lại đủ hết các giai đoạn của tình bạn, lời kể nào cũng chân thành, đằm thắm.
- Điển tích, điển cố: Tử Kỳ - Bá Nha và Trần Phồn - Từ Trĩ. Chiếc giường dành riêng tiếp bạn nay đã trở nên “hững hờ”. Tiếng đàn cũng “ngẩn ngơ” mất hồn vì lẻ bạn. Một cách nói thậm xưng để cực tả nỗi đau tê tái khi bạn thân qua đời. Khi còn sống thì đôi bạn cùng đi chơi “dặm khách”, cùng “lựa chiều cầm xoang”, “rượu ngon cùng nhắp”, cùng “bàn soạn câu văn”... Lúc bạn qua đời chẳng còn người tri âm tri kỉ để cùng nhau uống rượu, làm thơ, nghe đàn, năng lui tới thăm nom, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Nguyễn Khuyến đã có nhiều cách nói rất sâu sắc, cảm động diễn tả sự thương xót bạn và nỗi buồn cô đơn của mình.
4. Tổng kết
a. Nội dung
Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm, tri kỉ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của nhà thơ về nhân tình thế thái.
b. Nghệ thuật
- Bài thơ được viết bằng thể thơ song thất lục bát, lời khóc bạn càng trở nên thiết tha, não nùng, lúc thì nức nở, thảng thốt, lúc thì kể lể thở than, lúc thì phân trần, lúc thì trách móc, lời thơ thủ thỉ như nói với người còn sống, rất cảm động.
- Giọng thơ liền mạch, lời thơ tinh tế, biểu cảm đã thể hiện nghệ thuật vừa bình di, vừa điêu luyện.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)