Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 10: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU ĐỂ ĐÁNH ĐẠO VĂN

I. Tìm hiểu kiến thức Ngữ văn

1. Yêu cầu chung

- Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa quan trọng mà không phải của người viết đều phải được trích dẫn. 

- Việc trích dẫn các tài liệu tham khảo phải bảo đảm sự trung thực, chính xác (không thêm bớt từ ngữ dẫn đến việc hiểu không đúng ý kiến của tác giả được trích dẫn). 

- Phải ghi rõ nguồn (xuất xứ) của ý kiến được trích dẫn (gồm các thông tin: họ tên tác giả, tên công trình, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang).

2. Yêu cầu cụ thể

- Về cách trích dẫn, có hai hình thức: dẫn nguyên văn (dẫn trực tiếp; lời dẫn này cần để trong dấu ngoặc kép hoặc in nghiêng) và dẫn ý (dẫn gián tiếp; chỉ nêu nội dung chính của ý kiến được trích dẫn; lời dẫn này không để trong dấu ngoặc kép).

- Về cách ghi nguồn ý kiến được trích dẫn, có ba hình thức: chú thích nguồn trích dẫn ở ngay sau ý kiến được trích dẫn, chú thích ở chân trang và lập danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài viết. Tên các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c,... của tên hoặc họ tác giả (trường hợp tài liệu không có tác giả thì xếp theo thứ tự a, b, c,... của tên tài liệu).

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 115)

Ví dụ, trong sGK Ngữ văn 9, tập hai (bộ sách Cánh Diêu), ở trang 35 có trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu về cảm hứng chủ đạo, chú thích nguồn của ý kiến được trích dẫn ở chân trang: “Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2005.”.

Bài tập 2 (SGK trang 115)

Ví dụ, trong cuốn Bình giải 10 đoạn trích trong “Truyện Kiều” (Trương Xuân Tiếu, NXB Giáo dục, 2003), tác giả đã lập danh mục liệu tài tham khảo và sắp xếp thứ tự các tài liệu trong danh mục đó theo thứ tự a, b, c,... của tên tác giả như sau: 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Từ điển “Truyện Kiều”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974. 

2. Lê Bảo, Bình văn lớp 9, NXB Giáo dục, 1994. 

3. Lê Bảo, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997. 

4. Nguyễn Sĩ Cẩn, Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam, NXB Giáo dục, 1984.

Bài tập 3 (SGK trang 115-116)

- Thiếu sót: Sắp xếp các tài liệu chưa đúng theo thứ tự a, b, c,... của tên tác giả (xếp tài liệu 2 sau tài liệu 1, tài liệu 4 sau tài liệu 3) hoặc họ tác giả (xếp tài liệu 3 sau tài liệu 2 và sau tài liệu 1).

- Sửa lại theo một trong hai cách: 

+ Xếp theo thứ tự a, b, c,... của tên tác giả: đối thứ tự giữa tài liệu 1 và tài liệu 2, tài liệu 3 sau tài liệu 4. 

+ Xếp theo thứ tự a, b, c,... của họ tác giả: chuyển tài liệu 3 thành tài liệu 1, tài liệu 1 thành tài liệu 2, tài liệu 2 thành tài liệu 3.

Bài tập 4 (SGK trang 116)

Dựa theo đặc điểm: có đủ/ không đủ các thành phần bắt buộc, câu được chia thành hai loại: câu đầy đủ và câu rút gọn. Câu đầy đủ là câu không có thành phần bắt buộc nào trong câu bị lược bỏ, còn câu rút gọn là “câu đã lược bỏ một hoặc một số thành phần bắt buộc trong câu (tức là những thành phần không thể vắng mặt trong bối cảnh giao tiếp bình thường như chủ ngữ, vị ngữ hay các thành phần phụ bắt buộc của cụm từ)” (Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam, 2024, trang 55).

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay