Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 3: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 3.6. NÓI VÀ NGHE: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. ĐỊNH HƯỚNG
Để thuyết minh một cách hiệu quả, các em cần lưu ý:
+ Nắm vững mục đích, đối tượng nghe và nội dung trình bày.
+ Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ,....
+ Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nghe, trả lời đầy đủ các câu hỏi....
II. CHUẨN BỊ
III. TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
- Tham khảo dàn ý bài nói dưới đây:
+ Mở đầu: Nêu tên và giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.
+ Nội dung chính: Trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh (vị trí, đặc điểm cảnh quan, giá trị vật chất và tinh thần, cách thức tham quan…).
+ Kết thúc: Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh; bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và đưa ra lời mời tham quan.
IV. NÓI VÀ NGHE
- Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân, mối quan tâm và sự yêu thích của em dành cho danh lam thắng cảnh.
- Trình bày các thông tin rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
- Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim, ngôn ngữ hình thể,...).
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.
- Dự kiến các câu hỏi, thắc mắc của người nghe và câu trả lời.
V. KIỂM TRA VÀ CHỈNH SỬA
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 3: Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh