Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Kể một câu chuyện tưởng tượng sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM 

NÓI VÀ NGHE: KỂ MỘT CÂU CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. Tìm hiểu cách thức kể một câu chuyện tưởng tượng

1. Câu chuyện tưởng tượng

- Câu chuyện tưởng tượng là câu chuyện không có thật, do người kể tự hình dung, tưởng tượng ra. 

- Tuy nhiên, câu chuyện tưởng tượng phải có cơ sở từ thực tế cuộc sống, nghĩa là tình huống, bối cảnh, nhân vật, sự việc.... trong câu chuyện phải gắn với cuộc sống, có thể đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. 

- Câu chuyện tưởng tượng ấy cũng phải có ý nghĩa, mang đến một thông điệp về cuộc sống và con người....

2. Một số yếu tố quan trọng tạo nên câu chuyện

- Chuyện kể về việc gì, xảy ra trong bối cảnh nào? (Bối cảnh gồm không gian, thời gian xảy ra câu chuyện).

- Có những ai (nhân vật nào) tham gia câu chuyện? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính có gì đặc biệt (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, tâm trạng....)?

- Câu chuyện xảy ra thế nào (cốt truyện)? (Kể lại câu chuyện bằng cách nêu sự việc, nhân vật, diễn biến các sự việc theo một trình tự nào đó).

II. Thực hành

1. Chọn đề tài

- Mục đích nói: Kể một câu chuyện tưởng tượng để giải trí và mang đến cho người nghe một thông điệp nào đó.

- Người nghe: Những người thích các câu chuyện tưởng tượng.

- Lưu ý: Chuẩn bị phương tiện trình chiếu (nếu có).

2. Tìm ý và lập dàn ý

Dàn ý để chuẩn bị nội dung cho câu chuyện tưởng tượng 

1. Tên câu chuyện: 

2. Bối cảnh, nhân vật, các sự kiện chính cần làm rõ trong khi kể:

a. Bối cảnh

+ Không gian

+ Thời gian

b. Các nhân vật:

c. Các sự kiện chính cần làm rõ trong khi kể:

- Sự kiện thứ nhất

- Sự kiện thứ hai

- Sự kiện thứ ba

- ...

3. Ý nghĩa của câu chuyện.

II. Nói và nghe

- Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

1. Người nói

- Nội dung câu chuyện cần được kể rõ ràng, cụ thể, dễ theo dõi.

- Giọng kể diễn cảm, có ngữ điệu theo diễn biến nội dung, tình huống, cảm xúc của nhân vật.

- Tôn trọng, hướng về phía người nghe.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động và phù hợp.

- Tốc độ kể vừa phải, không nên quá nhanh hay quá chậm khiến người nghe khó theo dõi hoặc cảm thấy mệt mỏi.

- Bảo đảm yêu cầu về thời gian kể.

2. Người nghe

- Lắng nghe, xác định và ghi lại nội dung chính của câu chuyện, chú ý yếu tố tưởng tượng.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người kể.

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi quan điểm cá nhân về nội dung, cách thức kể chuyện.

III. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Một số gợi ý để HS trao đổi về bài nói:

a. Người nghe

- Kiểm tra xem việc nghe và ghi chép nội dung câu chuyện đã chính xác chưa.

- Đánh giá:

+ Em thấy câu chuyện mà bạn vừa kể có hấp dẫn, thú vị không? Vì sao?

+ Em tâm đắc với yếu tố tưởng tượng, hư cấu nào của câu chuyện?

+ Em học được điều gì từ câu chuyện và cách kể chuyện của bạn? 

b. Người nói

- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy cô về câu chuyện vừa kể.

- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày....

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6: Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay