Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN
VIẾT: PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM KỊCH
I. Yêu cầu của kiểu bài
- Xác định rõ yêu cầu nghị luận về đối tượng cần phân tích.
- Đọc lại tác phẩm bi kịch, đặc biệt là nội dung liên quan đến đối tượng đó.
- Xác định nội dung, hình thức nghệ thuật mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.
- Lựa chọn các bằng chứng xác đáng trong văn bản để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.
- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.
- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.
III. Thực hành viết đoạn văn
1. Chuẩn bị
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý.
- Bối cảnh của đoạn trích như thế nào?
- Thế nào là độc thoại? Vai trò và ý nghĩa của lời độc thoại trong tác phẩm là gì?
- Nội dung lời độc thoại ấy là gì?
- Lời độc thoại ấy thể hiện xung đột (mâu thuẫn) nào trong nội tâm Ham-lét? Mâu thuẫn này có được giải quyết trong đoạn trích không?
- Nếu không có những lời độc thoại của Ham-lét thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thể hiện mâu thuẫn trong nhân vật?
- Em có nhận xét gì về giá trị nội dung, nghệ thuật của những lời độc thoại?
b. Lập dàn ý
- Mở bài. Giới thiệu tác phẩm, tác giả; nêu nhận định chung về tác phẩm kịch.
- Thân bài:
+ Khái quát nội dung chủ đề của tác phẩm, có lí lẽ và bằng chứng.
+ Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (lời độc thoại) và hiệu quả thẩm mĩ của chúng, có lí lẽ và bằng chứng.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
3. Viết bài
- Bám sát vào các đặc trưng của thể loại để phân tích tính chất bi kịch trong đoạn trích.
- Kết hợp các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận,...
- Lựa chọn, sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc.
4. Chỉnh sửa bài viết
- Nên lưu ý một số điểm như sau:
+ Nêu đầy đủ thông tin về tác phẩm, tác giả.
+ Nếu bài viết chưa làm rõ được những phương diện chính của kịch bản thì cần làm rõ.
+ Những ý kiến đánh giá, nhận xét về hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm cần phù hợp với vở kịch được phân tích.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch