Nội dung chính sinh học 8 cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 32: Hệ hô hấp ở người sách vật lí 8 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều

BÀI 32. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI

  1. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

  1. Bảo vệ hệ hô hấp

Ví dụ: các biện pháp phòng bệnh về hô hấp

- Tiêm vaccine

- Đeo khẩu trang

- Ăn uống đủ chất

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên

- Không hút thuốc lá

- Giữ vệ sinh cá nhân…

- Virus, vi khuẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá có thể gây ra một số bệnh về phổi và đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi, cúm, viêm đường hô hấp cấp, hen suyễn, ung thư phổi.

- Giảm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh hô hấp truyền nhiễm, tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ gìn môi trường sống trong lành, chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp phòng các bệnh về phổi và đường hô hấp.

III. Thực hành hô hấp nhân tạo

+ Cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt vì tế bào cần oxygen cho các hoạt động sống. Do đó, thời gian bị ngạt khí của bệnh nhân càng kéo dài thì tế bào đặc biệt là các tế bào thần kinh bị tổn thương và chết càng nhiều, dẫn đến tiên lượng hồi phục và sống sót của bệnh nhân càng thấp.

+ Vì khi ép tim lên vị trí ½ phía dưới xương ức sẽ giúp làm thay đổi thể tích trong buồng tim, qua đó kích thích tim đập lại, khôi phục vòng tuần hoàn. Đồng thời, vị trí này cũng hạn chế nguy cơ gãy xương sườn, xương ức, tràn khí màng phổi, đụng dập phổi.

+ Khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi sẽ giúp nạn nhân hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài → nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn, tăng hiệu quả hô hấp nhân tạo

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay