Nội dung chính sinh học 8 cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 40: Quần xã sinh vật sách vật lí 8 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT
- KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Ví dụ: Quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật như: quần thể lúa, quần thể ốc bươu vàng, quần thể ốc nhồi, quần thể cá chép… cùng sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định
- MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
- ĐỘ ĐA DẠNG CỦA QUẦN XÃ
- Độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua sự phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
- THÀNH PHẦN CÁC LOÀI TRING QUẦN XÃ
- Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của môi trường do số lượng cá thể nhiều và sinh khối lớn.
Ví dụ: Quần xã rừng thông, cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
Ví dụ: Cá cóc ở Tam đảo, dừa Bến Tre…
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG QUẦN XÃ
STT | Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học | Ý nghĩa |
1 | Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên | Cung cấp môi trường sống an toàn cho sinh vật. |
2 | Tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học trong dân cư | Nâng cao ý thức và kêu gọi thêm lực lượng bảo vệ đa dạng sinh học. |
3 | Tích cực tham gia trồng cây | Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. |
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 40: Quần xã sinh vật