Nội dung chính sinh học 8 cánh diều Bài 41: Hệ sinh thái
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 41: Hệ sinh thái sách vật lí 8 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
BÀI 41: HỆ SINH THÁI
- HỆ SINH THÁI
- Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
- Hệ sinh thái gồm 2 thành phần cấu trúc: Quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
→ Các thành phần trong quần xã (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải) có mối quan hệ mật thiết với nhau và với các nhân tố trong môi trường sống.
- Ví dụ:
Tên của hệ sinh thái | Thành phần vô sinh (môi trường sống) | Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật) |
Rừng nhiệt đới | Ánh sáng, độ ẩm, đất… | Giun đất, ếch cây, thằn lằn, vẹt, sóc… |
Hồ nước ngọt | Nước, ánh sáng… | Cỏ, cá, ốc, cây phượng… |
Rạn san hô | Ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ oxygen… | Cua, tôm, sò, mực, san hô… |
- Hệ sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Hệ sinh thái tự nhiên: sa mạc…
+ Hệ sinh thái nhân tạo: ruộng lúa…
- CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
- CHUỖI THỨC ĂN
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.
- LƯỚI THỨC ĂN
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung.
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm:
+ Sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ
+ Sinh vật phân giải.
- THÁP SINH THÁI
- Có 3 loại tháp sinh thái:
+ Tháp số lượng: thể hiện số lượng các thể sinh vật trên một đơn vị diện tích.
+ Tháp khối lượng: thể hiện khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp năng lượng: thể hiện số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
III. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
- Sự trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua 3 quá trình nối tiếp nhau:
- Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ nhờ chất vô cơ và năng lượng ánh sáng mặt trời ở nơi sinh vật sản xuất (thực vật, tảo, các vi sinh vật tự dưỡng…).
+ Quá trình trao đổi vật chất và tích tụ năng lượng của sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp) thông qua các chuỗi, lưới thức ăn.
+ Quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở sinh vật phân giải (nấm, vi khuẩn).
Trong các quá trình đều mất đi một phần năng lượng dưới dạng nhiệt.
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BẢO VỆ MỘT SỐ HỆ SINH THÁI ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆT NAM
- Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:
+ Đa dạng, phổ biến là thực vật với các loại cây gỗ.
+ Nơi cư trú cho hàng trăm loài động vật quý hiếm.
+ Bảo vệ nước đầu nguồn, bảo vệ môi trường.
+ Trung tâm bảo tồn nhiều loài sinh vật.
- Hệ sinh thái biển Nha Trang:
+ Nhiều rạn san hô lớn, thu hút nhiều loài động vật sinh sống.
+ Địa điểm du lịch hấp dẫn, tuy nhiên đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường.
- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:
+ Lúa là loài ưu thế và chịu tác động lớn từ con người.
+ Có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta.
- Một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Trồng cây, gây rừng…
+ Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Sử dụng các loại năng lượng sạch
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 41: Hệ sinh thái