Nội dung chính sinh học 8 cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người sách vật lí 8 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 29. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

 

  1. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí

+ Nhóm chất tinh bột: gạo, ngô, khoai, bánh mì…

Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ, nấm…

Nhóm chất béo: dầu đậu nành, mè, cá hồi, cá ngừ…

Vitamin và các khoáng chất: rau, củ, quả…

Nếu thực phẩm hàng ngày thiếu những chất kể trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như mệt mỏi, trí nhớ kém, táo bón hoặc tiêu chảy, mỡ máu, suy tim, đặc biệt là trẻ em thì thấp còi, suy dinh dưỡng, kém phát triển.

+ Vì mỗi loại thực phẩm chỉ cung cấp một hoặc một số chất dinh dưỡng nhất định. Nếu ăn không đủ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể dẫn tới hậu quả xấu như mệt mỏi, suy dinh dưỡng… Do đó, cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

+ HS nhớ lại bữa ăn hôm trước và dựa vào bảng 29.2 để trả lời câu hỏi.

- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

- Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

  1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

Cơ quan

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

Khoang miệng

x

x

Hầu và thực quản

x

 

Dạ dày

x

x

Ruột non

x

x

Ruột già

 

x

Hậu môn

  

- Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Các cơ quan của hệ tiêu hóa có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận, hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau để vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã ra ngoài. 

III. Bảo vệ hệ tiêu hóa

  1. An toàn vệ sinh thực phẩm

- Nguyên nhân:

+ Thực phẩm bị ô nhiễm: chứa kim loại nặng (As, Pb, Hg…) vượt ngưỡng, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản, ôi thiu, nấm mốc…

+ Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: cá nóc, khoai tây nảy mầm, nấm độc, lá ngón…

- Hậu quả: rối loạn tiêu hóa đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi…

- Biện pháp:

+ Đối với nhà sản xuất: tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như sử dụng nguồn nước sạch, nguyên liệu có nguồn gốc; Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh.

+ Sử dụng phương thức vận chuyển và bảo quản phù hợp như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men….

+ Chọn thực phẩm tươi và an toàn.

+ Ngâm rửa kĩ, nấu chín thức ăn…

+ Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.

  1. Phòng bệnh về tiêu hóa

- Một số bệnh về tiêu hóa: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, sâu răng, táo bón…

- Để phòng bệnh về tiêu hóa, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh như vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ dinh dưỡng hợp lí…

- An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe của con người.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh giúp phòng các bệnh về tiêu hóa (ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón…)

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay