Nội dung chính Toán 9 kết nối Bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu sách Toán 9 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 9 kết nối tri thức
BÀI 25. PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU
1. PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU
- Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê được tất cả các kết quả có thể xảy ra, được gọi là một phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử.
- Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử (gọi tắt là tập tất cả các kết quả có thể của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử.
- Không gian mẫu của phép thử được kí hiệu là
2. LUYỆN TẬP
Luyện tập 1
a) Phép thử là bạn Hiền quay tấm bìa hai lần. Kết quả của phép thử là mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại.
b) Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng sau:
Lần 2 Lần 1 | 1 | 2 | 3 |
1 | (1,1) | (1,2) | (1,3) |
2 | (2,1) | (2,2) | (2,3) |
3 | (3,1) | (3,2) | (3,3) |
Không gian mẫu là tập hợp 9 ô của bảng trên. Do đó, không gian mẫu của phép thử là Ω=(1,1); (1,2); (1,3); (2,1); (2,2); (2,3); (3,1); (3,2); (3,3)
Vậy không gian mẫu có 9 phần tử.
Luyện tập 2
a) Phép thử là :Một cửa hàng muốn tặng hai phần quà cho hai trong bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất trong tháng bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Nhân viên viết tên bốn khách hàng đó vào 4 lá phiếu để vào một chiếc hộp. Nhân viên rút ngẫu nhiên hai lá phiếu trong hộp.
Kết quả của phép thử là: Hai khách hàng có tên trong hai lá phiếu được rút ra là hai khách hàng được tặng quà.
b) Gọi 4 khách hàng lần lượt là 1,2,3,4
Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau:
Lần 2 Lần 1 | 1 | 2 | 3 | 4 |
1 | (1,1) | (1,2) | (1,3) | (1,4) |
2 | (2,1) | (2,2) | (2,3) | (2,4) |
3 | (3,1) | (3,2) | (3,3) | (3,4) |
4 | (4,1) | (4,2) | (4,3) | (4,4) |
Vì phiếu rút ra lần đầu không trả lại hộp. Nên không gian mẫu của phép thử là Ω={(1,2);(1,3);(1,4);(2,1);(2,3);(2,4);(3,1);(3,2);(3,4);(4,1);(4,2);(4,3)}
Vậy không gian mẫu có 12 phần tử.
=> Giáo án Toán 9 Kết nối bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu