Phiếu học tập Hoá học 12 chân trời Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Dưới đây là phiếu học tập Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại môn Hoá học 12 sách Chân trời sáng tạo. PHT có nội dung trải đều kiến thức trong bài, hình thức đẹp mắt, bố trí hợp lí. Tài liệu có thể in và làm trực tiếp trên phiếu, rất tiện lợi. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

PHIẾU HỌC TẬP 1

BÀI 16: HỢP KIM

Bài 1. Trong hợp kim Al-Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là bao nhiêu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 2. Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe – Zn trong dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2(đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 3. Cho 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, hỗn hợp HCl và CuCl2. Nhúng một thanh sắt nguyên chất vào mỗi dung dịch trên. Có những trường hợp nào xuất hiện ăn mòn điện hoá? Viết phương trình hoá học đối với các trường hợp đó.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 4. Khi 100 kg sắt lên gỉ sắt hoàn toàn thì tạo thành bao nhiêu kg gỉ sắt? Giả thiết công thức hoá học của gỉ sắt là Fe2O3.3H2O

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 2

BÀI 16: HỢP KIM

Bài 1. Khi điều chế H2 từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch acid thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 2. Để các hợp kim Fe-Cu, Fe-C, Zn-Fe, Mg-Fe lâu ngày trong không khí ẩm. Có những hợp kim nào có Fe bị ăn mòn điện hoá? Giải thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 3. Hợp kim duralumin có thể bị phá huỷ trong dung dịch kiềm do xảy ra phản ứng:

2Al + NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Để xác định hàm lượng Al trong hợp kim trên, người ta ngâm 10 g mẫu hợp kim trong dung dịch kiểm dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân lại thấy còn 0,8 gam chất rắn không tan. Giả sử chỉ có Al tan trong kiềm. Trong hợp kim trên, Al chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4. Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong khí oxygen dư, thấy có 0,1568 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của carbon trong mẫu thép.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

=> Giáo án Hoá học 12 chân trời Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Phiếu học tập theo bài Hoá học 12 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay