Phiếu trắc nghiệm GDCD 8 Cánh diều bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 8 cánh diều
BÀI 1: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Điền vào chỗ trống từ còn thiếu trong câu sau, “Truyền thống của dân tộc Việt Nam là ……….. tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam …………… mọi khó khăn; thách thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; là tiền đề quan trọng để mỗi người sống tốt, có ích cho cộng đồng, xã hội”.
- Nền tảng / vượt qua
- Sức mạnh / hoàn thành
- Nền tảng / thách thức
- Tiềm lực / vượt qua
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất một truyền thống đó là truyền thống yêu nước
- Các truyền thống của Việt Nam được lưu giữ và phát triển bởi các nhà chức tránh và chính phủ
- Dân tộc việt nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động,…
- Truyền thống đáng quý báu nhất của dân tộc Việt Nam chính là sự đùm bọc lẫn nhau của người dân trong hoạn nạn khó khăn
Câu 3: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?
- Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm
- Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn
- Chê bai các mẫu cổ phục
- Tư tưởng xính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống
Câu 4: Sự tự hào về truyền thống của dân tộc được thể hiện qua hành động gì sau đây?
- Học tập rèn luyện tốt
- Thực hiện tốt các quy định điều lệ đã được đặt ra
- Bảo vệ tốt chủ quyền của đất nước
- Thực hiện chống giặc ngoại xâm của đất nước, bảo vệ khỏi các thế lực thù địch làm hại đến chủ quyền đất nước
Câu 5: Câu ca dao sau nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?
“Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao…”
- Tôn sư trọng đạo
- Nhớ ơn
- Yêu nước
- Hiếu thuận
Câu 6: “Cầu thủ Duy Mạnh cắm cờ Tổ quốc trên tuyết tại sân vận động Thường Châu và cúi chào cổ động viên Việt Nam sau trận đấu”. Biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc được thể hiện qua hành động nào?
- Tự hào dân tộc, tự hào về nguồn cội
- Chăm chỉ, sáng tạo
- Cần cù lao động
- Học tập và nghiên cứu tốt
Câu 7: Biểu hiện của không tự hào về truyền thống của dân tộc được biểu hiện qua hành động nào sau đây?
- Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn
- Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt
- Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử
- Tham gia nghĩa vụ quân sự
Câu 8: “Những du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, mỗi dịp tết đến xuân về lại cố gắng tìm các nguyên liệu như gạo nếp, lá dong, đỗ xanh,… để gói những chiếc bánh chưng hòa chung với không khí tết Nguyên Đán cùng nhân dân cả nước”. Hành động nào của các bạn thể hiện lòng tự hào truyền thống dân tộc?
- Tìm mua các nguyên liệu như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong
- Gói bánh chưng đón Tết cổ truyền
- Nhớ về quê hương đất nước
- Thể hiện lòng yêu nước khi ở nước ngoài
Câu 9: “Nhằm kịp thời động viên, hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Liên đoàn Lao động huyện đã đến trao tặng quà cho đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tuyến đầu phòng chống dịch”. Câu trên thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
- Tôn sư trọng đạo
- Tương thân tương ái
- Hiếu thảo
- Uống nước nhớ nguồn
Câu 10: “Vào ngày 11/6 khi đang thi đấu, vận động viên nhảy cao Đào Văn Thủy khi vừa hoàn thành xong bước nhảy thành công, chưa kịp ăn mừng thì cờ Việt Nam được kéo lên để trao huy chương cho 2 vận động viên điền kinh giành huy chương vàng và huy chương bạc. Anh bất ngờ dừng lại, đứng nghiêm và chào cờ. Các khán giả đang theo dõi trên sân cũng ngay lập tức đứng lên và chào cờ trong không khí nghiêm trang”. Hành động nào thể hiện tinh thần yêu nước?
- Trao huy chương vàng và bạc cho các vận động viên giành chiến thắng
- Thực hiện thành công bước nhảy xa
- Đứng nghiêm trang chào cờ
- Ăn mừng chiến thắng sau bước nhảy thành công
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao chúng ta cần tự hào về truyền thống của dân tộc?
- Vì điều đó làm quê hương trở nên giàu mạnh hơn
- Là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng xây dựng giá trị và sự tự tin của mỗi người
- Giúp chúng ta ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc
- Cả B và C đều đúng
Câu 2: Các việc làm nào sau đây giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương?
- Xây dựng các tượng đài tưởng nhớ công lao của các chiến sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc
- Đặt các loại hoa quả nhập ngoại với giá thành cao
- Duy trì việc mở hội đầu xuân
- Cả A và C đều đúng
Câu 3: Theo em hành động tương trợ lẫn nhau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã giúp người trong vùng dịch vượt qua được khó khăn trước mắt, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo được an sinh xã hội. Giá trị truyền thống nào được thể hiện trong các hành động trên?
- Thực hiện phát triển, thúc đẩy kinh tế của đất nước đi lên
- Tương thân tương ái, đoàn kết
- Giúp đỡ tất cả mọi người trong xã hội
- Mang sức khỏe ra cống hiến cho quê hương đất nước
Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và tự hào về tiếng Việt?
- Sự dụng ngoại ngữ để giao tiếp trong các cuộc hội họp của gia đình
- Hình thành tư duy sính ngoại, ngoại ngữ mới có thể đem đến cho người dân nhiều cơ hội việc làm, phát triển bản thân
- Tìm đọc các tài liệu về tiếng Việt cổ, truyền dạy cho thế hệ sau các bài đồng dao, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày
- Tích cực học thêm ngoại ngữ, vì sau này thay vì nói bằng tiếng Việt, mọi người có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng nước ngoài
Câu 5: Theo em, vì sao hiện nay sự cần thiết của việc lưu giữ nét đẹp truyền thống lại được nhắc đến nhiều hơn?
- Hiện nay nước ta đang tiến đến hội nhập sâu rộng, việc lưu giữ nét đẹp truyền thống là sức mạnh, bản sắc riêng của nước Việt Nam ta trên trường quốc tế
- Vì các nét đẹp truyền thống tồn tại cùng sự phát triển đất nước nên việc lưu giữ chúng là rất cần thiết
- Vì đó là giá trị dân tộc quý báu được truyền lại từ khi ông cha ta dựng nước, trải qua muôn vàn thăng trầm nó vẫn cần được phát huy và bảo tồn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc?
- Tích cực tìm hiểu về lịch sử đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
- Giới thiệu các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống của dân tộc cho bạn bè, du khách quốc tế
- Tham gia các chương trình về chủ đề ca ngợi truyền thống quê hương, đất nước, con người Việt Nam
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Theo em, việc giới trẻ ngày nay chỉ mải miết chạy theo các xu thế thời trang trong phim điện ảnh có thể có những ảnh hưởng như thế nào đến các trang phục truyền thống?
- Lãng quên đi sự tồn tại của các trang phục truyền thống, thấy các trang phục truyền thống là không hợp kiểu, không phù hợp
- Làm phong phú thêm kiểu cách của các trang phục truyền thống
- Đem thêm các điểm cách tân mới mẻ vào các trang phục cổ xưa
- Tìm ra được các cách phối các phụ kiện hợp thời với các trang phục cổ điển
Câu 2: Học sinh ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Kính trọng người lớn tuổi, cựu chiến binh
- Tích cực tìm hiểu về các cuộc chiến tranh gìn giữ độc lập của Tổ quốc
- Sưu tầm, bảo tồn các trang phục truyền thống của dân tộc
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Mẹ của L cho rằng, việc học tập trong sách vở mới là quan trọng còn dành thời gian để tìm hiểu những sự kiện vốn không liên quan gì đến chương trình học làm cho L sao nhãng việc học hành tại lớp, mẹ đã không cho phép L tham gia các buổi ngoại khóa tìm hiểu về các lễ hội truyền thống được tổ chức tại truòng vào cuối tuần. Theo em, mẹ của L đã có những hành động thể hiện được sự tự hào và tự tôn dân tộc không?
- Mẹ của L đã làm tốt chức trách của một người mẹ, hết lòng quan tâm, lo lắng cho việc học hành của con cái mình
- Suy nghĩ của mẹ bạn L rất đúng đắn vì nếu bạn L tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa thì sẽ không có đủ thời gian để làm các bài tập trên lớp
- Suy nghĩ của mẹ bạn L tuy có lo lắng cho việc học của bạn nhưng chưa thể hiện được lòng tự hào tự hào truyền thống của dân tộc
- Những gì bạn L được học cũng là cách thể hiện lòng tự hào truyền thống của dân tộc
Câu 4: Đâu là việc nên làm để thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc?
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Tìm đọc các sách báo, tài liệu nói về tập quán, phong tục của dân tộc
- Tích cực tìm hiểu về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Em có đồng tình với hành vi sau, “Khánh cùng các bạn trong lớp lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của thành phố nơi mình sinh sống”.
- Đồng tình. Vì đây là hành động nên làm, tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm sẽ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử, thêm yêu quý nơi mình được sinh ra
- Không đồng tình, Vì làm như vậy sẽ bị tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học hành ở trên lớp
- Đồng tình. Vì có thể việc làm này sẽ giúp bạn được cộng thêm điểm vào môn học sử ở trên lớp
- Không đồng tình. Vì lịch sử được giảng dạy ở trường đã bao gồm rất nhiều các trận đánh đẹp của quân và dân ta, chỉ cần học trong sách đã trang bị đủ kiến thức
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trường THCS G, có dự định tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích Thành cổ Quảng Trị nhân dịp Ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Trong buổi họp lấy ý kiến của toàn thể giáo viên, cô H đã đóng góp ý kiến, để cho các em học sinh vừa tham quan vừa thực hiện dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu di tích. Ý kiến của cô H nhận được một số ý kiến trái chiều, cho rằng việc đi tham quan của các em học sinh chỉ nên tham quan quang cảnh quanh khu di tích chứ không nên bắt các em lao động. Theo em, cô H nên đưa ra lí lẽ nào để thuyết phục các ý kiến trái chiều của các thầy cô khác.
- Nếu ý kiến của mình đưa ra không được người khác hưởng ứng, cô H có thể xin phép rút lại ý kiến đã đưa ra của mình để tránh gây ra các ý kiến trái chiều trong buổi họp với giáo viên toàn trường
- Giải thích với giáo viên toàn trường rằng việc lao động đối với các bạn thanh thiếu niên là rất tốt, giúp các em hiểu được giá trị của lao động từ sớm cũng là một phần trách nhiệm của các thầy cô giáo
- Việc đến thăm quan và tìm hiểu các khu di tích về chiến tranh là rất tốt, ngoài ra việc các em dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu di tích còn giúp thể hiện tinh thần nhớ ơn công lao của các thế hệ đi trước đã không tiếc thân mình ngã xuống hy sinh cho độc lập tự do của đất nước
- Giải thích cho các thầy cô có ý kiến trái chiều hiểu rằng, các em có thể tham gia lao động vì hiện tại các em đều đã lớn, việc lao động dọn dẹp vệ sinh lại không quá nặng nhọc
Câu 2: Hôm nay tình cờ T đọc được trên báo thông tin “Các công trình trên hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều được xây dựng lên từ các viên gạch có in hình Quốc huy để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam” T thắc mắc tại sao có rất nhiều việc làm mang nhiều tiếng vang hơn để thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định chủ quyền dân tộc mà nhà nước lại chọn việc đúc ra những viên gạch rồi đem xây dựng liệu mọi người có quan sát được hết không. Theo em, suy nghĩ của T là đúng hay sai?
- Suy nghĩ của T không hoàn toàn sai vì nếu thực hiện các công việc có tiếng vang rộng rãi thì sẽ giúp được nhiều người biết hơn về chủ quyền biển đảo quê hương
- Suy nghĩ của bạn T có ý nhằm giúp nhiều người biết về chủ quyền biển đảo quê hương, nhưng để thể hiện lòng yêu nước, tinh thần gìn giữ chủ quyền của nước nhà chúng ta có thể làm từ rất nhiều các việc nhỏ bé hằng ngày
- Cách suy nghĩ của bạn T là sai vì nhà nước đã quyết định làm gì tất yếu phải có chính kiến riêng nên bạn không cần thắc mắc tại sao lại không làm việc hay làm việc kia
- Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được các điều rầm rộ để quảng bá về hình ảnh của quê nhà vì có khi việc làm của chúng ta có thể ảnh hưởng tới tình hình chính trị của các nước khác