Phiếu trắc nghiệm GDCD 8 Cánh diều bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8. LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Việc làm nào sau đây có thể giúp chúng ta tiết kiệm được tiền bạc?

  1. Quyết định mua các đồ dùng mà mình thích ngay khi nhìn thấy chúng
  2. Rủ các bạn tụ tập, tổ chức các buổi gặp mặt cuối tuần
  3. Nuôi lợn đất
  4. Chi tiêu một cách phóng khoáng

Câu 2: Điền vào chỗ trống từ còn thiếu trong câu sau “lập kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp mỗi người ………….. được thu, chi, chủ động trong việc thực hiện các dự định của bản thân ở hiện tại và tương lai”.

  1. Linh hoạt
  2. Kiểm soát
  3. Điều chỉnh
  4. Tìm kiếm

Câu 3: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu để làm gì?

  1. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu
  2. Giúp cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, ổn định chi tiêu trong gia đình
  3. Có nhiều tiền hơn cho các dự định
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: “Xác định các khoản cần chi” là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Bước thứ nhất
  2. Bước thứ hai
  3. Bước thứ ba
  4. Bước thứ tư

Câu 5: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  1. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
  2. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
  3. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
  4. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 6: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?

  1. Chi phát sinh
  2. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
  3. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
  4. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

Câu 7: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?

  1. Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu
  2. Luôn nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
  3. Nhờ người thân nhắc nhở
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Kế hoạch chi tiêu là gì?

  1. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu
  2. Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
  3. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
  4. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai

Câu 9: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?

  1. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu
  2. Có nhưng không đáng kể
  3. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định
  4. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước

Câu 10: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?

  1. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất
  2. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch
  3. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu
  4. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Việc lập kế hoạch chi tiêu có thể giúp chúng ta đạt được điều gì? 

  1. Giúp chúng ta thực hiện được các dự định của bản thân
  2. Giúp chúng ta tiết kiệm được một khoản chi tiêu dự phòng
  3. Giúp chúng ta luôn chủ động trong các khoản chi tiêu phát sinh
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 2: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

  1. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
  2. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
  3. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
  4. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 3: Chúng ta sẽ làm gì nếu trong kế hoạch chi tiêu của mình sinh ra các khoản chi tiêu phát sinh? 

  1. Không để tâm đến các khoản chi tiêu phát sinh
  2. Thực hiện kế hoạch điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp, để có thể hoàn thành được kế hoạch chi tiêu mà vẫn giải quyết được các vấn đề phát sinh
  3. Trích các khoản tiền mà mình dùng cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề phát sinh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?

  1. Mua sắm vô độ
  2. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
  3. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
  4. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình

Câu 5: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

  1. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
  2. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
  3. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
  4. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 6: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lí chưa?

  1. Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lí
  2. Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ
  3. Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Ngọc muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà Ngọc đang có chưa đủ. Theo em, Ngọc có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?

  1. Ngọc có thể xin thêm mẹ tiền để mua bộ sách yêu thích
  2. Ngọc có thể kêu gọi bạn bè cùng góp tiền mua chung bộ sách
  3. Để có được tiền mua bộ sách mới Ngọc có thể tiết kiệm tiền từ các khoản tiền tiêu vặt hằng ngày, kiếm thêm một số tiền từ các kế hoạch nhỏ của bản thân
  4. Ngọc có thể lên kế hoạch xin người thân thêm tiền để thực hiện kế hoạch mua sách, vì mua sách là một mục tiêu tốt nên chắc chắn người thân sẽ sẵn sàng giúp đỡ Ngọc

Câu 2: M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lí được các việc phát sinh?

  1. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh
  2. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh
  3. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt
  4. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt

Câu 3: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

  1. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt
  2. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
  3. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết
  4. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

Câu 4: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?

  1. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
  2. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó
  3. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

  1. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn
  2. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần
  3. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho
  4. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Mặc dù máy nghe nhạc của H còn sử dụng tốt nhưng đợt vừa rồi bạn của H là P được bố mua cho một chiếc máy nghe nhạc đời mới rất đẹp, H thầm nghĩ nếu mình có chiếc máy nghe nhạc đó thì sẽ rất thời thượng. H cứ một mực đòi mẹ mua cho, mẹ có nói đợt này còn phải đóng tiền học cho nên để dịp khác, nhưng H giận dỗi và cảm thấy bố mẹ không thương mình. Theo em, suy nghĩ chạy theo đồ mới của bạn H sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch chi tiêu trong tương lai của bạn như thế nào?

  1. Chạy theo các đồ mới không phải là lí do có thể khiến bạn H không thực hiện tốt được các chi tiêu cá nhân
  2. Việc cố gắng chạy theo các đồ mới có thể tạo cho bạn H thói quen chi tiêu vô độ, có thể ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu trong tương lai
  3. Việc bạn H thích mua đồ mới thể hiện bạn là một người rất thời thượng không ảnh hưởng gì về việc bạn có thực hiện được các kế hoạch chi tiêu trong tương lai
  4. Thái độ bạn H đòi mẹ mua máy nghe nhạc mới cho mình trong khi máy nghe nhạc cũ vẫn dùng được thể hiện bạn là một người không biết lo lắng cho bố mẹ

Câu 2: Trên đường đi học về, H và M đi qua một cửa hàng bán giày dép ở trên phố. Trong cửa hàng có rất nhiều giày dép đẹp, H ngay lập tức sử dụng số tiền mà mẹ cho để sử dụng mua đồ dùng học tập để mua đôi giày yêu thích. M khuyên H không nên tiêu dùng tiền tùy hứng như vậy. H bỏ qua lời khuyên của bạn và tiếp tục mua đôi giày mà mình thích còn cho rằng M không cần thiết phải quá chi tiết trong việc chi tiêu, vì nếu hết tièn có thể xin bố mẹ tiếp. Nếu em là M, em nên khuyên bạn điều gì?

  1. Em sẽ khuyên H không nên dùng hết số tiền mình có được để mua một đôi giày, nên chọn đôi nào có giá rẻ hơn để mua phòng trường hợp đến sau chúng ta cần sử dụng đến tiền
  2. Em sẽ khuyên H nên báo với mẹ việc mình đã dùng tiền mua đồ dùng học tập để mua giày, để mẹ cho thêm tiền còn mua đồ dùng học tập
  3. Em sẽ khuyên H không nên dùng tiền mua đồ dùng học tập để mua giày, khuyên bạn nên tính toán, cân nhắc chi tiêu một cách hợp lí, có kế hoạch
  4. Nếu em là M, em sẽ khuyên H nên tìm một đôi giày với giá cả phải chăng hơn để mua vì đôi giày bạn chọn mua có vẻ hơi đắt, bạn sẽ không còn tiền để tiêu dùng cho các khoản khác nữa

=> Giáo án Công dân 8 cánh diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay