Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập từ bài 7 đến bài 10 (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7 – 10 (PHẦN 2)

Câu 1: Trong hoạt động phòng, chống tai nạn hóa chất độc hại, công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Sử dụng các loại hóa chất vượt quá hàm lượng cho phép
  2. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép
  3. Sử dụng các loại hóa chất độc hại để săn bắt động vật
  4. Sản xuất, kinh doanh chất nguy hiểm trái quy định

 

Câu 2: Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

  1. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm
  2. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình
  3. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng
  4. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân

 

Câu 3: Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lý?

  1. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm
  2. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp
  3. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết
  4. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua

 

Câu 4: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?

  1. Năng lực thực hiện
  2. Thời gian thực hiện
  3. Khả năng thực hiện
  4. Lĩnh vực thực hiện

 

Câu 5: Nhân tố nào dưới đây có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại?

  1. Của cải
  2. Tiền bạc
  3. Sức khỏe
  4. Lao động

 

Câu 6: Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?

  1. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp
  2. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay
  3. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa
  4. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa

Câu 7: Bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân là gì?

  1. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết
  2. Cam kết thực hiện kế hoạch
  3. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi
  4. Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu

Câu 8: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

  1. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
  2. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
  3. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
  4. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu 9: Trách nhiệm của nhà nước là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đối với công dân?

  1. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư giải quyết vấn đề việc làm công dân
  2. Đào tạo lớp dạy và học nghề cho các thợ trẻ
  3. Tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm cho công dân
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Phát triển bản thân thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

  1. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo lĩnh vực
  2. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian
  3. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo tính chất
  4. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo đặc điểm

Câu 11: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?

  1. Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu
  2. Luôn nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
  3. Nhờ người thân nhắc nhở
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Học sinh có thể làm gì để phòng tránh được các tai nạn về cháy nổ ở xung quanh mình?

  1. Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm nguồn sạc
  2. Tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến
  3. Cắm nhiều giắc cắm ở một ổ điện
  4. Dùng vải che phủ vào các thiết bị điện khi chúng đang hoạt động

Câu 13: Quyền lao động của công dân được định nghĩa như thế nào?

  1. Chỉ những người có tay nghề giỏi mới có quyền học nghề và tìm kiếm việc làm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống
  2. Lựa chọn nghề nghiệp thật tốt là một trong những quyền lao động của công dân
  3. Mỗi công dân đều đem sức lao động của mình để học việc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân để đem lại thu nhập cho mình, gia đình và xã hội
  4. Nhà nước sẽ cung cấp việc làm cho mỗi công dân khi đến tuổi lao động

Câu 14: Với mỗi mục tiêu chính đáng, khi hoàn thành được nó mọi người sẽ cảm thấy thế nào?

  1. Cảm thấy mệt mỏi, hết sức lực
  2. Cảm thấy vui vẻ, tự hào về bản thân
  3. Cảm thấy không có năng lượng để làm việc khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Chúng ta sẽ làm gì nếu trong kế hoạch chi tiêu của mình sinh ra các khoản chi tiêu phát sinh? 

  1. Không để tâm đến các khoản chi tiêu phát sinh
  2. Thực hiện kế hoạch điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp, để có thể hoàn thành được kế hoạch chi tiêu mà vẫn giải quyết được các vấn đề phát sinh
  3. Trích các khoản tiền mà mình dùng cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề phát sinh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Em tán thành với hành động nào sau đây?

  1. Khi phát hiện ra vật thể lạ tại con mương đầu xóm, Hà đã cùng các bạn đến xem thực hư ra sao
  2. Sắp đến Tết, Ông M có nhập lậu được một lô pháo về bán trong xóm để kiếm thêm thu nhập
  3. Nhà trồng rau bán, Bà T có sử dụng thuốc để giúp cây không bị sâu bệnh hại, nhưng bà thường ngưng thuốc một khoảng thời gian rồi mới cắt đem bán
  4. Bạn P mỗi khi học xong thường bỏ lại đèn học còn sáng và đi ngủ luôn

Câu 17: Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?

  1. Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
  2. Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân
  3. Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân
  4. Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực

Câu 18: M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lý được các việc phát sinh?

  1. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh
  2. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh
  3. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt
  4. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt

Câu 19: Em sẽ ứng xử thế nào khi có người rủ em góp tiền cùng mua pháo chơi trong dịp nghỉ lễ Tết cổ truyền?

  1. Vì là ngày nghỉ lễ nên có thể ưu tiên cho các trò chơi, nên có thể góp tiền mua pháo cùng mọi người
  2. Không góp tiền mua pháo cùng mọi người và khuyên các bạn không nên mua pháo, đốt pháo vì có thể gây ra các vụ cháy nổ
  3. Không góp tiền mua cùng mọi người vì pháo rất đắt
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 20: Trong quá trình làm việc chị T liên tục bị chủ công ty đe dọa sẽ sa thải nếu chị không đồng ý làm thêm giờ buổi tối. Trong khi hợp đồng quy định chị không cần làm buổi tối. Chị T còn con nhỏ việc làm thêm buổi tối là rất khó khăn với chị, chị T có thể làm gì để kiến nghị việc làm này?

  1. Chị T có thể dựa vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng để thôi không cần phải tăng ca vào buổi tối, nếu công ty vẫn cố gắng cưỡng ép chị là đang vi phạm về hợp đồng lao động, sẽ phải chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lý
  2. Chị T có đe dọa kiện công ty nếu cố tình bắt ép chị
  3. Chị T có thể dùng các kiến thức cơ bản về quyền lao động của nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi thuộc về mình
  4. Chị T có thể gặp riêng lãnh đạo và trao đổi về tình hình gia đình của mình

 

Câu 21: Em đang xếp hàng đợi mua dầu hỏa cho bố, thì trông thấy một người đàn ông cũng đang xếp hàng chờ đổ xăng, trong lúc chờ đợi chú ấy đã lấy bật lửa ra định châm thuốc hút. Em sẽ làm gì trong tình huống đó?

  1. Việc hút thuốc là quyền tự do của mỗi người
  2. Báo cho người quản lý tại đó biết được tình hình rồi phạt người đàn ông hút thuốc kia
  3. Khuyên chú ấy không được hút thuốc tại cây xăng vì rất nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại đến tài sản và tính mạng
  4. Mặc kệ chú ấy, chú ấy muốn hút thuốc ở đâu là việc của chú ấy

Câu 22: P hạ quyết tâm sẽ đạt được danh hiệu học sinh giỏi trong học kì tới nên đã cố gắng học tập thật chăm chỉ, ôn tập các môn học thật tốt cho học kỳ tới nhưng chỉ thực hiện được kế hoạch chi tiết của mình được trong 1 tuần đầu, P thấy chủ quan và cho rằng có thể làm được hết các bài tập vào cuối tuần, thế rồi mọi bài tập P đều dồn để đến cuối một tuần mới giải. Gần đến kì thi mà lượng bài tập còn lại chưa hoàn thành của P vẫn còn chồng chất, kiến thức của các môn chưa nắm vững. P dần mất tự tin với dự định mình đã đặt ra vào đầu kì học. Theo em vì sao P lại không hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đề ra?

  1. Vì P đã không có kế hoạch cụ thể cho từng công việc
  2. Vì các công việc của P không gắn liền với thời gian cụ thể nên không hoàn thành được
  3. Vì P đã không nghiêm túc trong việc thực hiện các công việc trong kế hoạch của mình
  4. Vì các công việc trong kế hoạch của P phát sinh nhiều khiến P không kiểm soát được

Câu 23: Trên đường đi học về, H và M đi qua một cửa hàng bán giày dép ở trên phố. Trong cửa hàng có rất nhiều giày dép đẹp, H ngay lập tức sử dụng số tiền mà mẹ cho để sử dụng mua đồ dùng học tập để mua đôi giày yêu thích. M khuyên H không nên tiêu dùng tiền tùy hứng như vậy. H bỏ qua lời khuyên của bạn và tiếp tục mua đôi giày mà mình thích còn cho rằng M không cần thiết phải quá chi tiết trong việc chi tiêu, vì nếu hết tiền có thể xin bố mẹ tiếp. Nếu em là M, em nên khuyên bạn điều gì?

  1. Em sẽ khuyên H không nên dùng hết số tiền mình có được để mua một đôi giày, nên chọn đôi nào có giá rẻ hơn để mua phòng trường hợp đến sau chúng ta cần sử dụng đến tiền
  2. Em sẽ khuyên H nên báo với mẹ việc mình đã dùng tiền mua đồ dùng học tập để mua giày, để mẹ cho thêm tiền còn mua đồ dùng học tập
  3. Em sẽ khuyên H không nên dùng tiền mua đồ dùng học tập để mua giày, khuyên bạn nên tính toán, cân nhắc chi tiêu một cách hợp lí, có kế hoạch
  4. Nếu em là M, em sẽ khuyên H nên tìm một đôi giày với giá cả phải chăng hơn để mua vì đôi giày bạn chọn mua có vẻ hơi đắt, bạn sẽ không còn tiền để tiêu dùng cho các khoản khác nữa

Câu 24: Bà A có chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm, bà sắp xếp tất cả các món đồ đã chuẩn bị để thắp hương, bà A châm một nén nhang rồi cắm vào bát hương có nhiều chân hương đã tàn. Sau khi vừa khấn xong thì bà B có sang nhà rủ bà A đi lên chùa cúng cầu may. Bà A vội vàng chuẩn bị để cùng bà B lên chùa, để mặc cho nén nhang vẫn còn đang bén trên ban thờ. Theo em, việc làm của bà A có thể dẫn đến điều gì?

  1. Việc chăm chỉ thắp hương cầu khấn của bà A sẽ mang đến nhiều điều lành cho cả gia đình nhà bà A
  2. Việc làm của bà A có thể khiến mâm cỗ cúng bị các con côn trùng xâm nhập
  3. Điều bất cẩn của bà A có thể gây ra việc bén lửa vào các chân nhang dẫn đến cháy nổ
  4. Việc làm của bà A có thể dẫn đến các thiệt hại về người và tài sản

Câu 25: T năm nay đã 23 tuổi nhưng là một thanh niên lười lao động, suốt ngày chỉ ăn chơi và vẫn xin tiền bố mẹ chơi điện tử, tập tụ các nhóm bạn ăn chơi lêu lổng. H là bạn thân của T nên tìm cho mình một công việc phù hợp với bản thân, làm việc chăm chỉ vừa giúp bản thân có ích hơn vừa có thể giúp đỡ bố mẹ gánh vác được một phần kinh tế trong gia đình. Trước lời khuyên của H, T đáp lại “Lao động là quyền của công dân nên lao động hay không là quyền của T, H không nên quan tâm”. Em có đồng ý với cách lý giải của T hay không? Vì sao? 

  1. Không đồng ý. Lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi người, làm việc tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội chính là nghĩa vụ của công dân. Hành động không làm việc và lười nhác của T chính là hành vi ăn bám gia đình và xã hội đáng bị phê phán và lên án
  2. Đồng ý. Lao động là quyền của công dân nên việc lựa chọn làm việc vào lúc nào cũng là quyền của công dân, T có thể tìm cho mình một công việc vào lúc T cảm thấy sẵn sàng với việc lao động
  3. Đồng ý. Cách T giải thích có ý đúng, vì không phải T không làm việc mà do chưa đến thời điểm T muốn cố hiến sức lao động của bản thân cho gia đình và xã hội
  4. Không đồng ý. Vì cách lý giải của T có phần cộc lốc có thể gây ra hiểu lầm cho người bạn H của mình

 

=> Giáo án Công dân 8 cánh diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay