Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 24: KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(29 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai nước láng giềng nào dưới đây?

A. Lào và Cam-pu-chia.                                   

B. Thái Lan và Trung Quốc.

C. Lào và Trung Quốc.                                     

D. Lào và Thái Lan.

Câu 2: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 14

B. 15

C. 16

D. 17

Câu 3: Năm 2021, diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao nhiêu nghìn km2?

A. 95,2

B. 95,3

C. 95,4

D. 95,5

Câu 4: Mật độ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 

A. cao hơn so với trung bình cả nước.

B. thấp hơn so với trung bình cả nước.

C. chênh lệch ít so với trung bình cả nước.

D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 5: Năm 2021, số dân trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt bao nhiêu triệu người?

A. 12,6

B. 12,7

C. 12,8

D. 12,9

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng là

A. 1,05%

B. 1,06%

C. 1,07%

D. 1,08%

Câu 7: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt

A. 20,5%

B. 20,6%

C. 20,7%

D. 20,8%

Câu 8: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?

A. Giàu tài nguyên khoáng sản.                     

B. Lao động khu vực còn ít.

C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.                       

D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 9: Công nghiệp khai khoáng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm các ngành công nghiệp

A. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác dầu khí.

B. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác dầu khí, khai thác đá các loại.

C. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác đá các loại.

D. khai thác dầu khí, khai thác than, khai thác đá các loại.

Câu 10: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khoáng sản thuộc các nhóm

A. năng lượng, đá quý, phi kim loại.

B. năng lượng, kim loại, phi kim loại.

C. năng lượng, kim loại, đá quý.

D. đá quý, kim loại, phi kim loại.

Câu 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát triển thủy điện?

A. Có nhiều vùng ao, hồ thuận lợi.               

B. Có nhiều hệ thống sông.

C. Giàu tài nguyên khoáng sản.                   

D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thủy điện từ

A. năm 50 thế kỉ XX.                                   

B. năm 60 thế kỉ XX.

C. năm 70 thế kỉ XX.                                   

D. năm 80 thế kỉ XX.

Câu 13: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?

A. Địa hình đồng bằng.                                 

B. Khí hậu ôn đới.

C. Có nhiều hệ thống thủy lợi.                     

D. Khoáng sản dồi dào.

Câu 14: Cơ cấu cây trồng của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm

A. cây công nghiệp, rau quả, cây dược liệu.

B. cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau.

C. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực.

D. cây lương thực, cây ăn quả, cây rau.

Câu 15: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để chăn nuôi gia súc lớn?

A. Địa hình đồi núi, nhiều đồng cỏ.             

B. Khí hậu ôn đới.

C. Có nhiều hệ thống thủy lợi.                     

D. Khoáng sản dồi dào.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với quốc gia/ vùng nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Cam-pu-chia.

D. Lào.

Câu 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp cận đới, ôn đới do

A. Tài nguyên đất đa dạng.                                 

B. Khí hậu có mùa đông lạnh.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.                       

D. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đòi hỏi chi phí lớn.                                         

B. thiếu lao động có trình độ. 

C. thị trường tiêu thụ hẹp.                                   

D. Thiết bị, máy móc thiếu.

Câu 4: Khó khăn chủ yếu hiện nay với phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thiếu đồng cỏ phát triển chăn nuôi.               

B. chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ.

C. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.         

D. nguồn lao động chưa được đào tạo.

Câu 5: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

B. cây đặc sản, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.

C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

D. cây dược liệu, rây rau quả cận nhiệt và ôn đới.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

A. Hải Phòng.

B. Lạng Sơn.

C. Bắc Giang.

D. Quảng Ninh.

Câu 2: Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã.

B. Sông Thái Bình.

C. Sông Đà.

D. Sông Hồng.

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nuôi bò sữa ở cao nguyên

A. Tả Phình.

B. Nghĩa Lộ.

C. Mộc Châu.

D. Than Uyên.

Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do

A. giàu tài nguyên khoáng sản.

B. dân số dân, lao động dồi dào.

C. trình độ khoa học, công nghệ cao.

D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi lợn hiện nay phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.

B. Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

C. Cơ sở vật chất và giống đảm bảo.

D. Cơ sở công nghiệp chế biến phát triển.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm nhiều ngành là

A. chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước.

B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. giao lưu thuận lợi với vùng trong và ngoài nước.

D. nguồn lao động có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 2: Khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu dựa vào yếu tố

A. nguồn lao động có chuyên môn.

B. chính sách phát triển của Nhà nước.

C. nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

D. tài nguyên phong phú, đa dạng.

Câu 3: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả là

A. đất thường xuyên rửa trôi, xói mòn.

B. địa hình núi cao hiểm trở.

C. khí hậu rét đậm, thiếu nước mùa đông.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ quét.

Câu 4: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. tăng sản lượng điện cho cả nước.

B. động lực phát triển kinh tế - xã hội.

C. điều hòa lũ trong mùa mưa hạ lưu sông.

D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Cho bảng số liệu sau đây:

Số lượng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

 năm 2010 và năm 2021

(Đơn vị: triệu con)

                      Năm

Vật nuôi

2010

2021

Trâu 

1,6

1,2

1,0

1,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 1022)

a. Tổng đàn trâu, bò của vùng tăng rất nhanh.

b. Cơ cấu đàn bò có sự thay đổi.

c. Số lượng đàn trâu, bò lớn do có diện tích đất trồng cỏ.

d. Vùng nuôi nhiều trâu vì mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn bò

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay