Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 5: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở
A. thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen.
B. số lượng, hệ sinh thái và nguồn gen.
C. thành phần loài, số lượng và nguồn gen.
D. thành phần loài, hệ sinh thái và số lượng.
Câu 2: Các hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta hiện nay đang
A. giảm dần về quy mô và chất lượng.
B. tăng mạnh về quy mô và chất lượng.
C. giảm mạnh về quy mô và chất lượng.
D. giảm mạnh về quy mô và chất lượng.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân sinh vật nước ta suy giảm?
A. Khai thác hợp lý.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Thiếu môi trường sống.
D. Không thích nghi được môi trường.
Câu 4: Nguyên nhân nào dưới đây gây suy thoái nguyên đất?
A. Sử dụng nước lãng phí.
B. Sinh vật sinh sống quy mô lớn.
C. Sử dụng phân hóa học trồng cây.
D. Sử dụng giấy bừa bãi.
Câu 5: Giải pháp nào dưới đây là giải pháp bảo vệ tài nguyên nước?
A. Hạn chế sử dụng nước trong sản xuất.
B. Xử lí nước thải sản xuất, sinh hoạt.
C. Sử dụng phân hóa học trồng cây.
D. Sử dụng lãng phí nước.
Câu 6: Giải pháp nào dưới đây là giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta?
A. Khai thác, sử dụng tiết kiệm.
B. Hạn chế quản lý tài nguyên nước.
C. Sử dụng phân hóa học trồng cây.
D. Hạn chế hai thác tài nguyên.
Câu 7: Tài nguyên nước gồm
A. nước mặt và nước ngầm.
B. nước mặn và nước ngầm.
C. nước mặn và nước ngọt.
D. nước ngọt và nước ngầm.
Câu 8: Tổng lượng dòng chảy mặt trên lãnh thổ nước ta trên
A. 820 tỉ m3.
B. 830 tỉ m3.
C. 840 tỉ m3.
D. 850 tỉ m3.
Câu 9: Nước mặt và nước ngầm đang
A. suy giảm chất lượng.
B. tăng chất lượng.
C. tăng mạnh chất lượng.
D. giảm mạnh chất lượng.
Câu 10: Diện tích đất bị suy thoái chiếm bao nhiêu % tổng diện tích tự nhiên?
A. 1%
B. 2%
C. 3%
D. 4%
Câu 11: Trong cơ cấu sử dụng đất năm 2021, diện tích đất nào dưới đây chiếm chủ yếu?
A. Đất nông nghiệp.
B. Đất phi nông nghiệp.
C. Đất chưa sử dụng.
D. Đất thoái hóa.
Câu 12: Tổng trữ lượng tiềm năng dưới đất khoảng
A. 91m3/năm.
B. 92m3/năm.
C. 93m3/năm.
D. 94m3/năm.
Câu 13: Nguyên nhân nào dưới đây gây suy giảm sinh vật?
A. Thời tiết nóng ẩm khó chịu.
B. Khai thác quá mức tài nguyên.
C. Con người thu hẹp diện tích rừng.
D. Sử dụng nước lãng phí.
Câu 14: Nước ta đang có bao nhiêu % diện tích đất đang có dấu hiệu suy thoái?
A. 7,1%
B. 7,2%
C. 7,3%
D. 7,4%
Câu 15: Diện tích đất nông nghiệp chiếm bao nhiêu % tổng diện tích tự nhiên?
A. 84,2%
B. 84,3%
C. 84,4%
D. 84,5%
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Tài nguyên đất đang bị suy thoái là do?
A. Khai thác tài nguyên thiếu hợp lí.
B. Trồng rừng phủ xanh.
C. Sử dụng phân bón hữu cơ.
D. Xả nước qua xử lý xuống đất.
Câu 2: Hành vi nào sau đây không sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. Thích ứng với biến đổi khí hậu.
C. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ.
D. Xả rác thải ra môi trường.
Câu 3: Tài nguyên sinh vật đang bị suy thoái là do?
A. Xả chất thải qua xử lý ra môi trường.
B. Khai thác lâm sản quá mức.
C. Khai thác sinh vật hợp lý.
D. Ngăn chặn chặt rừng.
Câu 4: Hành vi nào sau đây không không phải là giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật?
A. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Tăng cường trồng rừng.
C. Ngăn chặn chặt, phá rừng.
D. Săn bắt động vật hoang dã.
Câu 5: Tài nguyên nước đang bị suy thoái là do?
A. Khai thác nguồn nước vừa đủ.
B. Nước thải đã qua xử lý.
C. Xả nước thải chưa xử lí.
D. Ngăn chặn trồng rừng.
Câu 6: Hành vi nào sau đây không sử dụng hợp lí tài nguyên nước?
A. Tuân thủ luật bảo vệ nước.
B. Xả nước thải ra môi trường.
C. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
D. Quản lý tài nguyên nước.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Lượng dòng chảy trên mặt lãnh thổ bao nhiêu % nguồn gốc từ bên ngoài?
A. 50
B. 60
C. 70
D. 80
Câu 2: Tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế là
A. Công ước Ramsar.
B. Công ước ULF.
C. Công ước DWL.
D. Công ước FWL.
Câu 3: Việt Nam là quốc gia thứ mấy tham gia Công ước Ramsar?
A. 45
B. 47
C. 49
D. 50
Câu 4: Nước ta có mấy khi Ramar được thế giới công nhận?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 5: Nước ta là quốc gia thứ mấy trong Đông Nam Á tham gia công ước Ramsar?
A. Đầu tiên.
B. Thứ 2.
C. Thứ 3.
D. Thứ 4.
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Có bao nhiêu mức thể hiện chỉ số AQI?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 2: Thang điểm từ 151-200 của chỉ số AQI cho biết chất lượng đang ở mức
A. Tốt.
B. Trung bình.
C. Kém.
D. Xấu.
Câu 3: VN_AQI là từ viết tắt của
A. Chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
B. Chỉ số chất lượng nước Việt Nam.
C. Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam.
D. Chỉ số chất lượng sống Việt Nam.
Câu 4: Theo em, giải pháp nào dưới đây giúp bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên?
A. Khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
B. Hạn chế nâng cao chất lượng rừng.
C. Hạn chế tìm hiểu môi trường
D. Sử dụng nước bừa bãi.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất hiện nay chưa hợp lí làm cho tài nguyên đất đang bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tài nguyên đất, trong đó có cả nhân tố tự nhiên và nhân tố con người”.
a. Hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, suy giảm độ phì, ô nhiễm đất,… là biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất.
b. Tình trạng nước biển dâng, cát bay, sử dụng phân bón, chất thải công nghiệp,… là các nguyên nhân tự nhiên làm cho đất bị suy thái.
c. Các chất thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và sử dụng phân hóa học,… gây ô nhiễm đất, giảm độ phì trong đất.
d. Sự suy giảm tài nguyên rùnge, biến dổi khí hậu,… dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn,…
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta có xu hướng gia tăng, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Ô nhiễm không khí diễn ra chủ yếu tại các thành phố lớn, đông dân; các khu vực đô thị tập trung hoạt động công nghiệp và những nơi có mật độ giao thông lớn. Ô nhiễm nước tập trung chủ yếu ở khu vực trung lưu và đồng bằng hạ lưu của các lưu vực sông”.
a. Hoạt dộng giao thông vận tải là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí.
b. Khí thải từ việc đốt nhiên liệu và các hóa chất bay hơi làm ô nhiễm không khí đáng kể.
c. Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động kinh tế đang trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước.
d. Công nghệ tạo ra các nguồn tài nguyên và năng lượng mới đang làm cho môi trường xấu đi
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam