Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 18: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
(29 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Khu công nghiệp có vai trò
A. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B. thúc đẩy nông nghiệp hiện đại.
C. tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu.
D. sử dụng ít lao động tiết kiệm chi phí.
Câu 2: Khu công nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?
A. Ranh giới không rõ ràng.
B. Loại hình khu công nghiệp chưa đa dạng.
C. Tập trung nhiều cơ sở sản xuất.
D. Chưa ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ.
Câu 3: Năm 2021, cả nước có bao nhiêu khu công nghiệp?
A. 396.
B. 397.
C. 398.
D. 399.
Câu 4: Khu công nghiệp thường phân bố ở
A. gần cảng biển, đường giao thông lớn.
B. nội vi các thành phố lớn.
C. xa đường giao thông lớn.
D. xa cảng biển, nguồn lao động.
Câu 5: Khu công nghiệp chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng
A. đảm bảo sự phát triển bền vững và mục tiêu tăng trưởng xanh.
B. đảm bảo sự phát triển giữ nguyên và mục tiêu tăng trưởng xanh.
C. đảm bảo sự phát triển bền vững và mục tiêu giữ vững ổn định.
D. đảm bảo sự phát triển giữ nguyên và mục tiêu tăng trưởng giữ vững ổn định.
Câu 6: Khu công nghệ cao là
A. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao…
B. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ…
C. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng thiết bị…
D. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng sản phẩm…
Câu 7: Khu công nghệ cao ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
A. Địa điểm giao thông chưa thuận lợi.
B. Hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ hạn chế.
C. Nhân lực và đổi ngũ quản lý chuyên nghiệp.
D. Sản phẩm có tỉ trọng giá trị thấp.
Câu 8: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu khu công nghệ cao?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm mấy loại hình?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10: Các trung tâm công nghiệp ở nước ta có vai trò
A. định hướng chuyên môn hóa.
B. thúc đẩy nông nghiệp hiện đại.
C. tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu.
D. sử dụng ít lao động.
Câu 11: Các trung tâm công nghiệp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là hình thức tổ chức lãnh thổ ở trình độ thấp.
B. Xa đô thị vừa và lớn.
C. Mỗi trung tâm có nhiều ngành công nghiệp.
D. Trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu phía Bắc.
Câu 12: Hình thức tổ chức lãnh thổ có trình độ cao nhất ở nước ta là
A. vùng công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. khu công nghệ cao.
D. trung tâm công nghiệp.
Câu 13: Các khu công nghiệp ở nước ta phân bố như thế nào?
A. Không đồng đều.
B. Đồng đều.
C. Tập trung ở vùng Tây Nguyên.
D. Tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 14: Các trung tâm công nghiệp ở nước ta được phân bố nhiều nhất ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
B. Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Vì sao các khu công nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều?
A. Phụ thuộc vào vị trí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất.
B. Phụ thuộc vào nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.
C. Phụ thuộc vào việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
D. Phụ thuộc vào việc thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của khu công nghiệp?
A. Giải quyết vấn đề việc làm.
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
D. Tiết kiệm chi phí thuê nhiều lao động.
Câu 3: Vì sao các khu công nghiệp ở nước ta tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ?
A. Thời tiết hầu như không có sự thay đổi nhiều trong năm.
B. Chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
C. Kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
D. Nguồn lao động có trình độ cao nhất cả nước.
Câu 4: Đâu không phải là định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta?
A. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải nhà kính.
B. Chú trọng trách nhiệm xã hội.
C. Được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
D. Phát triển một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.
Câu 5: Đâu không phải là một trong những loại hình của khu công nghiệp?
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
C. Khu công nghiệp không khói.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Khu công nghiệp được thành lập đầu tiên của nước ta là:
A. Khu chế xuất Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh).
B. Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội).
C. Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hà Nội).
D. Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).
Câu 2: Giai đoạn 2016 – 2021, các khu công nghiệp ở nước ta đóng góp bao nhiêu % vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước?
A. 37%
B. 62%
C. 43%
D. 55%
Câu 3: Đâu không phải là nơi phân bố của các khu công nghiệp ở nước ta?
A. Gần cảng biển, đường giao thông lớn.
B. Ngoại vi các thành phố lớn.
C. Gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động.
D. Nơi có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 4: Bộ luật quy định về hoạt động công nghệ cao; chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao,… là:
A. Luật Công nghệ thông tin (2006).
B. Hiến pháp (2013).
C. Luật Phát triển công nghiệp (Dự thảo).
D. Luật Công nghệ cao (2008).
Câu 5: Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) phân bố ở:
A. Huyện Thạch Thất và huyện Sơn Tây (Hà Nội).
B. Huyện Quốc Oại và huyện Sơn Tây (Hà Nội)
C. Huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai (Hà Nội).
D. Huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Khu công nghiệp trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp, được gọi là
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
C. Khu công nghiệp xanh.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 2: Loại hình trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp là
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghệ cao.
C. Khu công nghiệp không khói.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 3: Khu chế xuất ở nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đồng Nai.
D. Đồng Nai.
Câu 4: Hiện nay, Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở
A. Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương.
B. Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An.
D. Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Phước, Bến Tre.
Câu 5: Các trung tâm công nghiệp rất lớn ở nước ta gồm
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
B. Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ.
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho biểu đồ sau đây:
Tỷ lệ lao động đang làm việc so dân số và lực lượng lao động của
các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước năm 2018
a. Tỉ lệ lao động làm việc/ lực lượng lao động ở vùng KTTĐ Bắc Bộ cao nhất cả nước.
b. Tỉ lệ lao động làm việc/ dân số ở vùng KTTĐ miền Trung thấp nhất cả nước.
c. Tỉ lệ lao động làm việc/ dân số ở vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất cả nước.
d. Tỉ lệ lao động làm việc/ lực lượng lao động ở vùng KTTĐ phía Nam cao nhất cả nước.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 18: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp