Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
(28 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Tổng số giờ nắng nước ta dao động từ
A. 1000 – 1500 giờ.
B. 1500 – 2000 giờ.
C. 1400 – 3000 giờ.
D. 1400 – 2000 giờ.
Câu 2: Biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta thể hiện qua mấy yếu tố?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta?
A. Trên 200C.
B. Dưới 200C.
C. Trên 210C.
D. Dưới 210C.
Câu 4: Nước ta có các khối khí hoạt động theo mùa hình thành mùa gió chính là
A. gió mùa đông và gió mùa hạ.
B. gió mùa lạnh và gió mùa nóng.
C. gió mùa xuân và gió mùa thu.
D. gió mùa đông và gió mùa thu.
Câu 5: Lượng mưa trung bình năm của nước ta?
A. 1000 – 1500mm.
B. 1500 – 2000mm.
C. 2000 – 3000mm.
D. 3500 – 4000mm.
Câu 6: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm của nước ta?
A. Trên 80%.
B. Trên 85%.
C. Trên 90%.
D. Trên 95%.
Câu 7: Gió mùa đông hoạt động vào thời gian nào?
A. tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
B. tháng 5 đến tháng 10
C. tháng 6 đến tháng 12.
D. tháng 1 đến tháng 11.
Câu 8: Gió mùa đông có hướng
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.
Câu 9: Gió mùa hạ hoạt động vào thời gian nào?
A. tháng 11 đến tháng 4 năm.
B. tháng 5 đến tháng 10.
C. tháng 6 đến tháng 12.
D. tháng 1 đến tháng 11.
Câu 10: Nước ta có mấy mùa gió chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Gió mùa hạ có hướng
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.
Câu 12: Ở khu vực đồi núi, quá trình nào sau đây diễn ra mạnh?
A. phong hóa.
B. xâm thực.
C. bồi tụ.
D. xói mòn.
Câu 13: Loại đất chủ yếu ở nước ta là
A. đất feralit.
B. đất mùn.
C. đất badan.
D. đất cát.
Câu 14: Nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc với bao nhiêu con sông có chiều dài từ 10km trở lên?
A. 2360
B. 2370
C. 2380
D. 2390
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
C. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
D. Khối khí mùa hạ hoạt động quanh năm.
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm địa hình ở nước ta?
A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
B. Quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi.
C. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở đồng bằng.
D. Quá trình bồi tụ diễn ra ở đồng bằng.
Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm sông ngòi ở nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Chế độ nước theo mùa.
C. Sông nhiều nước, phù sa.
D. Sông ngòi dốc, dài.
Câu 4: Đâu không phải là thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
B. Thời tiết cực đoan, thiên tai gây thiệt hại tài sản.
C. Giúp đẩy mạnh công tác phục hồi rừng.
D. Phát triển nhiều loại hình du lịch
Câu 5: Đâu không phải là khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Thiên tai gây thiệt hại tới sản xuất và đời sống.
B. Bệnh dịch thường xuất hiện.
C. Thời tiết thất thường trở ngại cho sản xuất.
D. Khu vực có tài nguyên sinh vật phong phú.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Địa hình các-xtơ phân bố ở tỉnh nào dưới đây?
A. Quảng Ninh.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nội.
D. Bắc Giang.
Câu 2: Đồng bằng nào sau đây được bồi tụ ở nước ta?
A. Hoa Bắc.
B. Hoa Nam.
C. Sông Hồng.
D. Lưỡng Hà.
Câu 3: Tính chất đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi do ảnh hưởng của yếu tố?
A. Phân hóa theo mùa của khí hậu.
B. Nhu cầu của thị trường.
C. Lực lượng lao động.
D. Lịch sử khai thác
Câu 4: Gió phơn còn được gọi là
A. Đông Bắc.
B. Tây Nam.
C. Tín phong.
D. Đông Nam.
Câu 5: Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Lâm nghiệp.
B. Thủy sản.
C. Giao thông vận tải.
D. Công nghiệp chế biến.
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân đất đai nước ta dễ bị suy thoái do
A. Nhiệt ẩm cao, mưa lớn.
B. Nhiệt ẩm thấp, mưa ít.
C. Nhiệt ẩm thấp, mưa lớn.
D. Nhiệt ẩm cao, mưa ít.
Câu 2: Tại sao miền Nam lại không có mùa đông?
A. Bức chắn địa hình.
B. Lượng mưa ít.
C. Gió mùa không mạnh.
D. Nền nhiệt cao.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ là
A. Gió Tín phong, dải hội tụ nhiệt đới.
B. Gió Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
C. Gió Tây Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
D. Gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất?
A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
B. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C. Tăng cường công tác dự báo thời tiết
D. Làm công tác thủy lợi.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông có thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ 160B trở vào Nam, khối khí lạnh đã bị suy yếu nên Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế”.
a. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh.
b. Gió mùa Đông Bắc bị biến tính khi đi qua biển nên gây mưa phùn vào cuối mùa đông ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
c. Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
d. Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân tạo nên mùa khô cho cả nước.
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa