Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Bài 17: Một số ngành công nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Một số ngành công nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 17: MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
(29 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Nước ta có bao nhiêu ngành công nghiệp chính?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2: Năm 2021, nước ta có sản lượng khai thác than đạt bao nhiêu triệu tấn
A. 48,3
B. 48,4
C. 48,5
D. 48,6
Câu 3: Nước ta có trữ lượng than lớn với nhiều loại như
A. than đá, than đỏ, than bùn…
B. than đá, than nâu, than bùn…
C. than đỏ, than nâu, than bùn…
D. than đá, than nâu, than đỏ…
Câu 4: Năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô đạt bao nhiêu tấn?
A. 9,1
B. 9,2
C. 9,3
D. 9,4
Câu 5: Khai thác dầu khí đã áp dụng công nghệ mới như
A. khai thác trong đá móng, làm sạch sâu dòng khí, công nghệ khoan giếng…
B. khai thác ngoài đá móng, làm sạch sâu dòng khí, công nghệ khoan giếng …
C. khai thác trong đá móng, làm sạch cơ bản dòng khí, công nghệ khoan giếng …
D. khai thác ngoài đá móng, làm sạch cơ bả dòng khí, công nghệ khoan giếng …
Câu 6: Dầu mỏ được khai thác với quy mô
A. lớn.
B. nhỏ.
C. vừa.
D. trung bình.
Câu 7: Năm 2021, sản lượng điện đạt bao nhiêu kWh?
A. 244,9
B. 244,8
C. 244,7
D. 244,6
Câu 8: Cơ cấu nguồn điện nước ta gồm
A. khí điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo…
B. thủy điện, nhiệt hạt nhân, năng lượng tái tạo …
C. thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trăng…
D. thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo …
Câu 9: Nhiệt điện nước ta gồm
A. nhiệt điện than và nhiệt điện gió.
B. nhiệt điện than và nhiệt điện hơi.
C. nhiệt điện than và nhiệt điện khí.
D. nhiệt điện hơi và nhiệt điện gió.
Câu 10: Một số nhà máy thủy điện ở nước ta như
A. Hòa Bình, Phả Lại, Ialy, Trị An…
B. Hòa Bình, Lai Châu, Phú Mỹ, Trị An…
C. Hòa Bình, Lai Châu, Ialy, Quảng Ninh…
D. Hòa Bình, Lai Châu, Ialy, Trị An…
Câu 11: Một số nhà máy nhiệt điện ở nước ta như
A. Quảng Ninh, Lai Châu, Phả Lại, Hải Phòng…
B. Quảng Ninh, Mông Dương, Trị An, Hải Phòng…
C. Quảng Ninh, Mông Dương, Phả Lại, Hòa Bình…
D. Quảng Ninh, Mông Dương, Phả Lại, Hải Phòng…
Câu 12: Điện mặt trời, gió, và nguồn khác chủ yếu phát triển ở
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 13: Cơ cấu ngành sản xuất sản phẩm địa tử, máy vi tính gồm
A. sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính…
B. sản xuất máy móc điện tử, sản xuất máy vi tính…
C. sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy kéo…
D. sản xuất máy móc điện tử, sản xuất máy kéo…
Câu 14: Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm dựa vào
A. điều kiện vị trí.
B. điều kiện tự nhiên.
C. nguồn lao động.
D. nguồn nguyên liệu.
Câu 15: Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục phân bố ở
A. Hà Nội, Lâm Đồng, Đà Nẵng…
B. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng…
C. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang…
D. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để
A. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
B. Làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
C. Làm nhiên liệu cho công nghiệp háo chất, luyện kim.
D. Làm chất đốt cho các hộ gia đình.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành sản xuất giày, dép ở nước ta?
A. Là ngành phát triển khá nhanh.
B. Vị trí cao trên thế giới về sản lượng.
C. Các cơ sở sản xuất tập trung miền Trung.
D. Sản phẩm đa dạng.
Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta?
A. Phát triển dựa vào nguyên liệu.
B. Các sản phẩm còn kém đa dạng.
C. Các cơ sở sản xuất phân bố khắp cả nước.
D. Công nghệ được áp dụng rộng rãi.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành dệt, may ở nước ta?
A. Sản phẩm chính là sợi, vải,…
B. Phát triển mạnh ở miền Trung.
C. Đa dạng sản phẩm.
D. Được hình thành từ sớm.
Câu 5: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do
A. sự suy giảm trữ lượng nước của các dòng sông.
B. nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm.
C. đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn.
D. không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là
A. Hồng Ngọc.
B. Rạng Đông.
C. Rồng.
D. Bạch Hổ.
Câu 2: Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở nước ta là
A. sông Mê Công.
B. sông Đồng Nai.
C. sông Hồng.
D. sông Cả.
Câu 3: Than trên phần đất liền Việt Nam phân bố ở mấy bể than chính?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 4: Bể than nào dưới đây không phân bố ở nước ta
A. Cửu Long.
B. Bắc Ninh.
C. Đông Bắc.
D. Lạng Sơn.
Câu 5: Bể than nào dưới đây có trữ lượng lớn nhất?
A. Cửu Long.
B. Sông Hồng.
C. Đông Bắc.
D. Lạng Sơn.
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Dựa vào hình 16.1, cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô rất lớn?
A. Hải Phòng.
B. Bắc Ninh.
C. Đà Nẵng.
D. Bắc Giang.
Câu 2: Dựa vào hình 16.1, cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn?
A. Hải Phòng.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nội.
D. Bắc Giang.
Câu 3: Dựa vào hình 16.1, cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô nhỏ?
A. Hải Phòng.
B. Việt Trì.
C. Hà Nội.
D. Bắc Giang.
Câu 4: Dựa vào hình 16.1, cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô trung bình?
A. Hải Phòng.
B. Bắc Ninh.
C. Bắc Ninh.
D. Bắc Giang.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bảng thống kê sau đây:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
ở nước ta năm 2010 và năm 2021
(Đơn vị: %)
Năm Ngành công nghiệp | 2010 | 2021 |
Khai khoáng | 10,2 | 3,0 |
Chế biến, chế tạo | 86,2 | 93,0 |
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí | 3,0 | 3,3 |
Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải | 0,6 | 0,7 |
(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, năm 2022)
a. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
b. Tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh theo hướng phát triển bền vững.
c. Tỉ trọng của nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng mạnh nhất.
d. Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và phát triển các ngành công nghiệp truyền thống
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 17: Một số ngành công nghiệp