Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối Ôn tập Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint địa lí 6 kết nối tri thức
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
Câu 1: càng đi sâu vào lớp vỏ Trái Đất nhiệt độ sẽ
- Tăng, tối đa 1000 độ C
- Lúc tăng, lúc giảm
- Giảm, tối thiểu -1000 độ C
- Nhiệt độ mọi độ sâu là như nhau
Câu 2: Nhân trái đất có trạng thái
- Lỏng đến rắn
- Rắn đến khí
- Lỏng
- Rắn
Câu 3: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm
- Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
- Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
- Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .
Câu 4: Trạng thái các lớp của Trái đất (kể từ vỏ vào là):
- Quánh dẻo – lỏng – lỏng, rắn – rắn chắc.
- Lỏng, rắn – quánh dẻo, lỏng – rắn chắc.
- Rắn, quánh dẻo – lỏng, lỏng – rắn (ở trong).
- lỏng, quánh dẻo – rắn, lỏng – rắn chắc.
Câu 5: Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?
- 9.
- 6.
- 8.
- 7.
Câu 6. Nội lực có xu hướng nào sau đây?
- Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
- Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
- Tạo ra các dạng địa hình mới.
- Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
Câu 7. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
- Động đất, núi lửa.
- Sóng thần, xoáy nước.
- Lũ lụt, sạt lở đất.
- Phong hóa, xâm thực.
Câu 8. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
- Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
- Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
- Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
- Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 9. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
- Cửa núi.
- Miệng.
- Dung nham.
- Mắc-ma.
Câu 10. Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra
- núi trung bình, núi thấp.
- núi lửa, núi đá vôi.
- núi cao, núi trung bình.
- núi già, núi trẻ.
Câu 11. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là
- trên 500m.
- từ 300 - 400m.
- dưới 300m.
- từ 400 - 500m.
Câu 12. Quan sát hình và cho biết, địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?
- Mảng Bắc Mĩ.
- Mảng Nam Mĩ.
- Mảng Thái Bình Dương.
- Mảng Phi.
Câu 13. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
- Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
- Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
- Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
- Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 14. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
- Đại Tây Dương.
- Thái Bình Dương.
- Ấn Độ Dương.
- Bắc Băng Dương.
Câu 15. Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?
- Titan.
- Đồng.
- Crôm.
- Sắt.
Câu 16. Dựa vào bản đồ, cho biết đại dương lớn nhất là đại dương nào?
- Đại Tây Dương
- Thái Bình Dương
- Bắc Băng Dương
- Ấn Độ Dương
Câu 17. Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy Himalaya được hình thành do
- Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
- Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.
- Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.
- Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.
Câu 18. Ở nước ta, vùng nào từng có hoạt động của núi lửa?
- Đông Nam Bộ.
- Tây Nguyên.
- Bắc Trung Bộ.
- Tây Bắc.
Câu 19. Đâu là dãy núi già
- Dãy Himalaya
- Dãy Anđét
- Dãy Uran
- Dãy Anpơ
Câu 20. Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là
- sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
- sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
- sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.
Câu 21. Theo em, đâu không phải nguyên nhân gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở miền Trung?
- Tác động của ngoại lực (do mưa lớn, bão, lũ) làm phân rã liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật.
- Do con người khai thác rừng quá mức khiến đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- Do sự bất ổn của các nguồn lực nội sinh bên trong lòng Trái Đất
- Do cấu trúc đất đá tạo nên lớp địa tầng trong khu vực
Câu 22. Tại sao các núi lửa đều có dạng hình nón cụt?
- Núi lửa được tạo thành ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt phun trào lên trên mặt đất.
- Các dòng dung nham có nhiệt độ trên 1000oC khi phun trào lên sẽ tạo thành miệng hố lớn ở phía trên.
- Do tác động của nội lực trong lòng Trái Đất
- Kết hợp cả 3 yếu tố nêu trên.
Câu 23. Đâu không phải là một đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta?
- Nước ta có cấu trúc địa hình khá đa dạng, trong đó đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.
- Các dãy núi của nước ta chủ yếu có hình vòng cung
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 24. Khu vực nào trên thế giới được coi là “cái rốn” của núi lửa và động đất?
- Dải động đất vòng Thái Bình Dương
- Dải động đất Hy-ma-lay-a
- Quần đảo Hawai
- A và B
Câu 25. Dựa vào các kiến thức đã biết, theo em, nhận định nào sau đây không đúng?
- Núi lửa cao nhất trong đất liền nằm trên dãy Andes vùng Nam Mỹ, tuy nhiên, núi lửa lớn nhất lại nằm trong lòng Thái Bình Dương, tạo thành quần đảo Hawaii.
- Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần.
- Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.
- Tại các khu vực có núi lửa hoạt động, sự sống không thể tồn tại.