Trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
Trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
Trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
Trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
Trắc nghiệm bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1. Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

A. 11 giờ trưa.

B. 14 giờ trưa.

C. 12 giờ trưa.

D. 13 giờ trưa.

 

Câu 2. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế.

B. Áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Vũ kế.

 

Câu 3. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

 

Câu 4. Có mấy loại nhiệt kế thường dùng?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

 

Câu 5. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm

A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.

B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.

C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.

D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

 

Câu 6. Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt ở độ cao cách mặt đất là

A. 1 m.

B. 1,5 m.

C. 2 m.

D. 2,5 m.

 

Câu 7. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

A. sinh vật. 

B. biển và đại dương.

C. sông ngòi. 

D. ao, hồ.

 

Câu 8. Hãy chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?

A. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

B. Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

C. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

D. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

 

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

A. chí tuyến.

B. ôn đới.

C. Xích đạo.

D. cận cực.

 

Câu 2. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.

B. tạo thành các đám mây.

C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.

D. diễn ra sự ngưng tụ.

 

Câu 3. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng.

B. ánh sáng từ Mặt Trời.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

 

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu vùng Xích đạo có mưa nhiều nhất trên thế giới là do

A. dòng biển nóng, áp cao chí tuyến.

B. nhiệt độ thấp, độ ẩm và đại dương.

C. nhiệt độ cao, áp thấp xích đạo.

D. áp thấp ôn đới, độ ẩm và dòng biển.

 

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

A. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.

B. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.

C. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.

D. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

 

Câu 6. Chọn từ thích hợp: "...........thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển".

A. Nhiệt độ không khí

B. Vĩ độ

C. Không khí

D. Nhiệt độ

 

Câu 7. Đâu là cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?

A. Tổng nhiệt độ các ngày chia số ngày

B. Tổng nhiệt độ các ngày cộng số ngày

C. Tổng nhiệt độ các ngày nhân số ngày

D. Tổng nhiệt độ các ngày chia số giờ

 

Câu 8. Đâu là nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.

B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.

C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

 

Câu 9. Đâu là đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.

C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

 

Câu 10. Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao, do các vùng vĩ độ thấp có

A. khí áp thấp hơn.

B. độ ẩm cao hơn.

C. gió Mậu dịch thổi.

D. góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.

 

Câu 11. Đâu là cách miêu tả quá trình hình thành mưa đúng nhất?

A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.

C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Giả sử có một ngày ở thành phố Y, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 170C, lúc 5 giờ được 260C, lúc 13 giờ được 370C và lúc 19 giờ được 320C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 260C.

B. 290C.

C. 270C.

D. 280C.

 

Câu 2. Khu vực nào trên Trái Đất phần lớn có lượng mưa trên 2 000 mm/năm?

A. Khu vực CỰC

B. Khu vực ôn đới.

C. Khu vực chí tuyến.

D. Khu vực Xích đạo.

 

Câu 3. Dựa vào lược đồ sau, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng.

 

A. Một số khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: phía Bắc Braxin, ven biển phía Tây của Bắc Mĩ, ven vịnh Bengan, phía Đông Bắc Ấn Độ,…

B. Các khu vực như Châu Nam Cực, Bắc Phi, Tây Nam Á, Tây Á, sơn nguyên Tây Tạng, nội địa Ô-xtrây-li-a, Đông Bắc Liên bang Nga có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm

C. Việt Nam là quốc gia có lượng mưa trung bình thấp, dưới 1000mm/năm.

D. Lượng mưa của các khu vực trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.

 

Câu 4. Hãy sắp xếp thứ tự các ý a, b, c, d cho đúng với quá trình nóng lên của khí quyển.

A. a, c, b, d

B. b, d, a, c

C. d, b, c, a

D. a, d, b, c

 

Câu 5. Dựa vào bảng thống kê lượng mưa hàng tháng ở một trạm khí tượng, cho biết các tháng có mưa nhiều là những tháng nào? 

A. Tháng 9 đến tháng 12

B. tháng 5 đến tháng 9

C. Tháng 6 đến tháng 11

D. ttháng 1 đến tháng 5

 

Câu 6. Dựa vào bảng số liệu, em có thể tính được tổng lượng mưa năm đo được tại trạm là:

A. 2020 mm

 

B. 2013 mm

C. 2089 mm

D. 2175 mm

 

Câu 7. Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?

A. 10% 

B. 15%

C. 20%

D. 25%

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do nguyên nhân nào?

A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.

C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

 

Câu 2. Đâu không phải là ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống?

A. Mưa giúp rửa sạch không khí, làm giảm nhiệt.

B. Mưa là một mắt xích quan trọng của tuần hoàn nước.

C. Nước mưa là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng và sinh vật sống trên trái đất.

D. Mưa giúp bồi tụ phù sa cho những vùng đất ven sông.

 

Câu 3. Nhiệt độ và lượng mưa của mỗi khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nào của khu vực đó?

A. Thảm thực vật

B. Hoạt động kinh tế, sản xuất

C. Cảnh quan đô thị

D. Màu da, sắc tộc

 

Câu 4. Câu tục ngữ sau nói về hiện tượng thời tiết nào và có ý nghĩa gì?

“Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi”

A. Câu tục ngữ trên nói về cách người xưa dự đoán giông bão khi chưa có các phương tiện hiện tại để dự báo thời tiết. Thông thường, cơn mưa xuất hiện ở phía Đông thì trời sẽ mưa rất to và nhanh còn nếu ở phía Nam thì không có gì nguy hiểm.

B. Câu tục ngữ cho thấy kinh nghiệm của người xưa trong việc dự đoán thời tiết. Vì ở phía Đông nước ta là biển nên những cơn mưa xuất hiện ở phía đông sẽ rất nguy hiểm.

C. Câu tục ngữ thể hiện sự dự đoán chính xác của người xưa về hiện tượng mưa bão, dựa trên những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy và vị trí địa lí của nước ta.

D. A và B

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay