Trắc nghiệm bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

1. NHẬN BIẾT (19 câu)

Câu 1. Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là

A. Lớp vỏ khí

B. Gió

C. Khối khí

D. Khí áp

 

Câu 2. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

 

Câu 3. Dụng cụ dùng để đo khí áp là:

A. Áp kế

B. Nhiệt kế

C. Khí áp kế

D. Vũ kế

 

Câu 4. Đơn vị đo khí áp là gì?

A. mg

B. m/s

C. mb

D. cm

 

Câu 5. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

 

Câu 6. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ.

B. Khí cacbonic.

C. Oxi.

D. Hơi nước.

 

Câu 7. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

 

Câu 8. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

A. 3 tầng.

B. 4 tầng.

C. 2 tầng.

D. 5 tầng.

 

Câu 9. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 10. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

A. 0,40C.

B. 0,80C.

C. 1,00C.

D. 0,60C.

 

Câu 11. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

 

Câu 12. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

A. Tầng bình lưu.

B. Trên tầng bình lưu.

C. Tầng đối lưu.

D. Tầng ion nhiệt.

 

Câu 13. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí.

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

 

Câu 14. Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?

A. Tầng đối lưu.

B. Tầng nhiệt.

C. Trên tầng bình lưu.

D. Tầng bình lưu.

 

Câu 15. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

 

Câu 16. Gió Mậu dịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Nóng ẩm.

B. Mát ẩm.

C. Nóng khô.

D. Mát khô.

 

Câu 17. Khí áp là gì?

A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.

B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.

C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.

D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất.

 

Câu 18. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

 

Câu 19. Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ

A. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới.

B. hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến.

C. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp Xích đạo.

D. hạ áp ôn đới về cao áp cực.

 

2. THÔNG HIỂU (14 câu)

Câu 1. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

 

Câu 2. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?

A. Khối khí lục địa

B. Khối khí nóng

C. Khối khí đại dương.

D. Khối khí lạnh.

 

Câu 3. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

 

Câu 4. Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ là

A. Gió Đông cực

B. Gió Tây ôn đới

C. Gió Tín phong

D. Cả ba đều sai

 

Câu 5. Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?

   A. Gió Tây ôn đới.

   B. Gió Tín Phong.

   C. Gió mùa đông Bắc.

   D. Gió mùa đông Nam.

 

Câu 6. Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ

   A. 30o, 90o

   B. 0o, 30o

   C. 0o, 60o

   D. 0o, 90o

 

Câu 7. Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?

   A. Gió núi - thung lũng

   B. Gió Phơn

   C. Gió Mậu Dịch

   D. Gió Đông cực

 

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng?

A. Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

B. Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ trung bình, có nhiệt độ tương đối thấp.

C. Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

D. Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

 

Câu 9. Gió Tín phong và gió Tây ôn đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về bên trái ở nửa cầu Nam là do

A. ảnh hưởng của hướng địa hình.

B. sự xen kẽ nhay giữa lục địa và đại dương.

C. nguồn gốc hình thành.

D. sự tác động của lực Côriôlit.

 

Câu 10. Tại sao có khí áp?

A. Không khí có trọng lượng

B. Khí quyển có sức nén

C. Không khí luôn chuyển động.

D. Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí

 

Câu 11. Nguyên nhân sinh ra gió là do:

A. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển

B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp

C. Sự tác động của con người

D. Sức hút của trọng lực Trái Đất

 

Câu 12. Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?

A. Quãng thời gian dài

B. Tác động của con người

C. Vận động tự quay của Trái Đất

D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

 

Câu 13. Hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất là gió

A. Tín phong và Tây ôn đới.

B. Tây ôn đới và Phơn.

C. mùa và Tây ôn đới.

D. Tín phong và Đông cực.                

 

Câu 14. Gió Tây ôn đới ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng

A. Đông bắc.

B. Tây bắc.

C. Đông nam.

D. Tây nam.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Ở chân núi của dãy núi X có nhiệt độ là 29oC, biết là dãy núi X cao 4500m. Vậy, ở đỉnh núi của dãy núi X có nhiệt độ là

A. 1,5oC.

B. 2,0oC.

C. 2,5oC.

D. 3,0oC.

 

Câu 2. Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:

A. Gió mùa

B. Gió Tín phong

C. Gió Đất

D. Gió biển

 

Câu 3. Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

A. Gió Nam.

B. Gió Đông Bắc.

C. Gió Tây Nam.

D. Cả 3 câu trên đều sai.

 

Câu 4. Giá trị khí áp được thể hiện trong hình là bao nhiêu?

A. 1012 mb

B. 1013 mb

C. 1014 mb

D. 1015 mb

 

Câu 5. Vào cuối tuần lớp An tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời và hoạt động chủ đạo là leo núi. Theo lịch trình, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau leo lên một ngọn núi có độ cao khoảng 1000m. Thời tiết hôm đó không quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC nhưng mẹ An lại dặn An phải mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Theo em, điều đó có cần thiết không? Vì sao?

A. Không cần thiết vì leo núi sẽ rất mất sức và cơ thể sẽ phải tỏa ra nhiều nhiệt lượng.

B. Cần thiết vì nhiệt độ ở trên núi sẽ thấp hơn nhiệt độ dưới mặt đất.

C. Cần thiết vì trên núi nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn nên sẽ lạnh hơn

D. Không cần vì nhiệt độ sẽ không chênh lệch quá nhiều.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi theo vĩ độ.

B. Núi và cao nguyên xen lẫn với đồng bằng.

C. Tuần hoàn của không khí.

D. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

 

Câu 2. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết ý nào sau đây không đúng?

A. Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...

B. Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...

C. Trong không khí, khí Nitơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và nó hầu như không có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất.

D. Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...

 

Câu 3. Vì sao vào khoảng thời gian miền Bắc chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh thì ở khu vực phía Nam đất nước nhiệt độ vẫn cao?

A. Do hoạt động của gió mùa

B. Do vị trí địa lí

C. Do ảnh hưởng của biển

D. Cả A và B

 

Câu 4. Hoạt động nào sau đây không sử dụng năng lượng gió?

A. Thuyền buồm di chuyển trên biển

B. Các tuabin chuyển hóa gió thành điện

C. Hoạt động của các đập thủy điện

D. Phi công nhảy dù từ máy bay

 

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về năng lượng gió?

A. Có tính bền vững, vô hạn về trữ lượng.

B. Có thể dễ dàng tìm thấy những điểm lấy gió trong thành phố.

C. Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

D. Là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay