Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ
Trắc nghiệm bài 5: Lược đồ trí nhớ

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1. Lược đồ trí nhớ là gì?

A. Lược đồ chí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người.

B. Lược đồ chí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.

C. Lược đồ chí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người đã từng gặp, từng đến

D. Cả A, B và C

 

Câu 2. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

A. sơ đồ trí nhớ.

B. lược đồ trí nhớ.

C. bản đồ trí nhớ.

D. bản đồ không gian.

 

Câu 3. Có mấy dạng lược đồ trí nhớ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

 

Câu 4. Lược đồ trí nhớ có ý nghĩa gì?

A. Định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác thảo tuyến đường đi.

B. Hiểu thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác họa hình ảnh của một địa điểm, hành trình hoặc vùng nào đó.

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

 

Câu 5. Việc đầu tiên cần làm khi muốn vẽ lược đồ trí nhớ là gì?

A. Chọn ví trí bắt đầu và kết thúc trên lược đồ trí nhớ

B. Tính khoảng cách giữa hai điểm khởi đầu và kết thúc của lược đồ.

C. Hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể.

D. Đáp án khác

 

Câu 6. Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

A. cá nhân.

B. tập thể.

C. tổ chức.

D. quốc gia.

 

Câu 7. Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau hoàn toàn.

B. Giống nhau hoàn toàn.

C. Khó xác định được.

D. Không so sánh được.

 

Câu 8. Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào?

A. Đường đi và khu vực.

B. Khu vực và quốc gia.

C. Không gian và thời gian.

D. Thời gian và đường đi.

 

Câu 9. Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

 

2. THÔNG HIỂU (14 câu)

Câu 1. Điều nào không thể thiếu trong lược đồ trí nhớ về đường đi?

A. Diện tích

B. khoảng cách giữa các đối tượng khác nhau

C. Điểm xuất phát và kết thúc

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 2. Để định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác ta thường làm gì?

A. Vẽ phác thảo tuyến đường đi.

B. Hình dung về nơi đến

C. Tìm hiểu về nơi đến

D. Đáp án khác

 

Câu 3. Khi vẽ lược đồ một khu vực, cần hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng nào:

A. Diện tích

B. hướng

C. khoảng cách các đối tượng khác nhau.

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 4. Khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi đầu tiên cần hồi tưởng về:

A. Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quãng đường

B. Hướng đi chính

C. Khoảng cách giữa điểm xuất phát và kết thúc

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng:

A.  Lược đồ trí được thể hiện được miêu tả lại bằng lời nói, 1 sơ đồ hay 1 bức phác họa.

B.  Con người chỉ hình thành lược đồ trí nhớ về những không gian đã đi qua.

C.  Với những nơi chưa từng tới, con người có thể xây dựng lược đồ trí nhớ khi đã quan sát trên sách, báo..

D.  Lược đồ trí nhớ về một không gian giống nhau là giống nhau với tất cả mọi người.

 

Câu 6. Lợi thế của một người có lược đồ trí nhớ phong phú là

A. người đó có nhiều lựa chọn hơn trong việc di chuyển.

B. quãng thời gian di chuyển tới địa điểm cần tới nhanh

C. quãng đường di chuyển tới điểm cần tới ngắn hơn.

D. di chuyển thuận lợi tại nơi chưa từng tới

 

Câu 7. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.

B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.

C. Hạn chế không gian vùng đất sống.

D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

 

Câu 8. Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta:

A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

 

Câu 9. Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đó trí nhớ?

A. Lược đồ được bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.

B. Lược đồ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.

C. Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.

D. Lược đồ có đầy đủ các yếu tố kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên, hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.

 

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích sử dụng lược đồ trí nhớ trong học tập Địa Lí?

A. Giúp cho quá trình học tập thú vị hơn.

B. Có kiến thức địa lí vững chắc hơn.

C. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

D. Sử dụng để luyện tập các bài học.

 

Câu 11. Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học. (1-4-2-3)

1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.

2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.

3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.

A. 3-2-4-1

B. 4-1-3-2

C. 1-4-2-3

D. 2-3-1-4

 

Câu 12. "Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình." Là bước thứ mấy khi tiến hành vẽ lược đồ trí nhớ?

A. Bước 1

B. Bước 2

C. Bước 3

D. Bước 4

 

Câu 13. Vị trí bắt đầu trong lược đồ trí nhớ là gì?

A. Là vị trí đứng của bản thân

B. Là vị trí cuối bản đồ

C. Là địa điểm/khu vực em chọn để vẽ lược đồ.

D. Đáp án khác

 

Câu 14. Định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách?

A. vẽ phác thảo tuyến đường đi.

B. Hình dung về nơi đến

C. Tìm hiểu về nơi đến

D. Đáp án khác

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Khi bạn muốn biết về một địa điểm em đã từng tới, em không cần làm việc nào sau đây?

A. Kể lại cho bạn nghe.

B. Vẽ lại một bức tranh.

C. Vẽ một sơ đồ đường đi.

D. Dẫn bạn đi tới địa điểm đó

 

Câu 2. Bằng lược đồ trí nhớ, hãy cho biết ngôi sao màu đỏ trên hình đang đánh dấu thành phố nào của Việt Nam?

 

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Đà Nẵng.

D. Hồ Chí Minh.

 

Câu 3. Nhìn vào bản đồ trí nhớ sau e biết được những thông tin gì?

 

A. Từ vị trí đứng về tới nhà cần đi qua 1 ngã ba và một ngã tư

B. Quãng đường về nhà dài khoảng 2 km

C. Trên đường về nhà có đoạn đường bị tắc nghẽn

D. Cả A và B

 

Câu 4. Lược đồ trí nhớ nào mô tả đúng nhất khu vực sau:

“Bệnh viện gồm: Phòng bảo vệ ở bên trái cổng vào, bên phải cổng vào là nhà thuốc bệnh viện, thằng cổng vào là khu nhà A (có 5 tầng) gồm khoa cấp cứu, nhà điều hành, khoa Nội thần kinh, khoa Ngoại, khu khám bệnh. Bên trái nhà A là nhà B (có 3 tầng) là khoa Đông y, đối diện nhà B và bên phải nhà A là nhà C (có 4 tầng) có các khoa Tiêu hóa, Tiết niệu, Nhi, Sån".

 A.

      

B.      

   

C.       

 

   

D.       

                                                            

 

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với thông tin trong bản đồ trí nhớ

A.  Khoảng cách từ nhà em đến trường Trạm Y tế là khoảng 1.5 km

B.   Nhà em gần Trường THCS hơn trường THPT

C.   Để đi từ nhà đến chợ cần đi qua cây xăng

D. Để đi từ nhà đến UBND xã chỉ có 1 cách đi là đi qua trường Tiểu học

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Quan sát lược đồ trí nhớ, cho biết nhận định nào sau đây không đúng.

 

 A. Trường học nằm ở phía Đông Nam so với nhà bạn Nam.

 B. Nhà bạn Nam nằm trên đường số 5 và ở hướng Tây Nam so với trường học.

 C. Nhà bạn Hà nằm trên đường số 4 và nằm ở hướng Đông Bắc so với nhà bạn An.

 D. Công viên nằm trên đường số 1 và ở phía Bắc của bản đồ.

 

Câu 2: Phân tích lược đồ trên và cho biết ý nào sau đây là đúng.

A. Từ nhà bạn Lâm đến trường cần đi theo hướng Đông, đi qua đường số 5 và số 3

B. Từ nhà bạn An muốn đi tới siêu thị cần đi theo hướng Tây, qua nhà bạn Nam.

C. Quãng đường ngắn nhất để đi từ trường tới thư viện là đi theo hướng Bắc, qua nhà bạn Nam.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 3: Quan sát lược đồ trí nhớ và cho biết, nếu bạn Lâm muốn đợi bạn An để cùng đi tới trường thì hai bạn có thể hẹn nhau ở đâu cho thuận tiện nhất?

A. ở vị trí thư viện

B. ở vị trí siêu thị

C. ở ngã ba giao giữa đường số 3 và số 4 

D. ở ngã ba giao giữa đường số 2 và số 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay