Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint địa lí 6 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN
Câu 1: Ở vĩ độ thấp gần xích đạo, thời tiết có đặc điểm như thế nào?
A. Quanh năm lạnh
B. Có 4 mùa rõ rệt
C. Quanh năm nóng
D. Chỉ có 2 mùa: nóng và lạnh
Câu 2: Nguyên nhân chính gây ra mưa trên Trái Đất là gì?
A. Nước bay hơi từ đại dương và ngưng tụ thành mưa
B. Hoạt động của con người
C. Sự nóng lên của Mặt Trời vào buổi trưa
D. Ảnh hưởng của núi lửa
Câu 3: Tầng nào của khí quyển có ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết và khí hậu?
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng giữa
D. Tầng nhiệt
Câu 4: Loại khoáng sản nào thuộc nhóm khoáng sản năng lượng?
A. Sắt, đồng, bô xít
B. Đá vôi, cát, cao lanh
C. Than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên
D. Kim cương, phốt phát, nước khoáng
Câu 5: Khi xảy ra núi lửa, người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Ở lại trong nhà, đóng kín cửa sổ
B. Nhanh chóng sơ tán đến nơi an toàn
C. Đến gần núi lửa để quan sát hiện tượng tự nhiên hiếm gặp
D. Tiếp tục sinh hoạt bình thường vì núi lửa không nguy hiểm
Câu 6: Hãy chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?
A. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
B. Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
C. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
D. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm?
A. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
B. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
C. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
D. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
Câu 8: Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Quánh dẻo.
D. Khí.
Câu 9: Vào ngày 21/3 và 23/9, hiện tượng nào xảy ra trên Trái Đất?
A. Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc hoặc Nam
B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày dài hơn đêm
C. Mọi nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau
D. Bán cầu Bắc có mùa hè và bán cầu Nam có mùa đông
Câu 10: Vận động tạo núi là vận động
A. nâng lên - hạ xuống.
B. phong hóa - sinh học.
C. uốn nếp - đứt gãy.
D. bóc mòn - vận chuyển.
Câu 11: Gió Tây ôn đới thổi theo hướng nào ở bán cầu Bắc?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Đông Nam
D. Tây Nam
Câu 12: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
A. lập trạm dự báo động đất.
B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
D. xây dựng các hệ thống đê điều.
Câu 13: Ngày 22 tháng 6, tại bán cầu Bắc:
A. Ngày dài hơn đêm
B. Đêm dài hơn ngày
C. Ngày và đêm bằng nhau
D. Không có ngày hoặc đêm
Câu 14: Hiện tượng động đất thường xảy ra ở đâu?
A. Bên trong lòng đại dương
B. Tại ranh giới giữa các mảng kiến tạo
C. Ở những khu vực có khí hậu nóng ẩm
D. Tại các khu vực đồng bằng thấp
Câu 15: Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra trước khi núi lửa phun trào?
A. Động đất nhẹ xung quanh khu vực núi lửa
B. Mực nước ngầm tăng đột biến
C. Cây cối xung quanh phát triển nhanh hơn
D. Động vật kéo đến sống gần núi lửa
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về cấu tạo bên trong của Trái Đất?
a) Trái Đất được cấu tạo bởi 4 lớp.
b) Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp.
c) Trái Đất được cấu tạo bởi 2 lớp.
d) Lớp ngoài cùng của Trái Đất là vỏ Trái Đất
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về nguyên nhân dẫn đến động đất?
a) Do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa.
b) Động đất kiến tạo liên quan với các hoạt động của các đứt gãy kiến tạo.
c) Không liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ Trái Đất.
d) Không liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................