Trắc nghiệm bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint địa lí 6 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu



1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1. Mặt Trời và các hành tinh chuyển động xung quanh nó tạo thành:
A. Thiên hà.
B. Hệ Mặt Trời.
C. Trái Đất.
D. Dải ngân hà.
Câu 2. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là
A. Sao Kim.
B. Sao Thủy.
C. Trái Đất.
D. Sao Hỏa.
Câu 3. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?
A. Trái Đất.
B. Sao Mộc.
C. Sao Hỏa.
D. Sao Thổ.
Câu 4. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?
A. 8.
B. 9.
C. 7.
D. 10.
Câu 5. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Vị trí thứ 3.
B. Vị trí thứ 5.
C. Vị trí thứ 9.
D. Vị trí thứ 7
Câu 6. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có
A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.
C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.
Câu 7. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình tròn.
B. Hình vuông.
C. Hình cầu.
D. Hình bầu dục.
Câu 8. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?
A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
Câu 9. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là
A. 6356 km.
B. 6387 km.
C. 6378 km.
D. 6365 km.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?
A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.
Câu 2. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?
A. Trái Đất.
B. Sao Kim.
C. Mặt Trăng.
D. Sao Thủy.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do
A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
C. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1.Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:
A. Ảnh chụp Trái Đất tự vệ tinh.
B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
C. Sơ đồ hệ Mặt Trời
D. Cả A và B
Câu 2. Dựa vào hình sau, có thể tính được chu vi Xích đạo của Trái Đất là:
A. 2354,75 km
B. 40053,84 km
C. 5670,57 km
D. 6081 km
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Hãy nhận xét nào sau đây không đúng về Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
A. Trái Đất có diện tích bề mặt lớn hơn Thùy Tinh, Kim Tinh và Hỏa Tinh.
B. Trái đất đứng thứ 6 cả về bán kính xích đạo và diện tích bề mặt trong hệ Mặt Trời.
C. Diện tích bề mặt Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Kim tinh.
D. Mộc tinh có diện tích bề mặt và bán kính Xích Đạo lớn nhất, chỉ sau Mặt Trời.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1.Khi đứng ở bờ quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết lí giải nào sau đây là đúng:
A. Vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời
B. Vì Trái Đất vừa quay quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục nên hướng di chuyển của các vật thể trên bề mặt Trái Đất có những đặc tính riêng.
C. Vì bề mặt Trái Đất có hình cầu thuyền đang di chuyển trên bề mặt hình cầu, không phải một mặt phẳng.
D. Do những yếu tố chi phối tầm nhìn trên biển.
Câu 2. Người ta xây dựng các đài quan sát ở ven biển không phải vì lí do nào sau đây?
A. Các đài quan sát giúp tăng tầm nhìn xa, có thể quan sát và kiểm tra một cách bao quát hơn.
B. Khi tàu thuyền bị mất phương hướng trên biển có thể dựa vào vị trí các đài quan sát để di chuyển.
C. Các đài quan sát có vai trò quan trọng trong việc cứu hộ tàu thuyền ra khơi gặp nạn.
D. Là nơi tránh trú mưa bão khẩn cấp cho các thủy thủ.
Câu 3: Ở vị trí A hay B sẽ nhìn thấy con thuyền ở vị trí xa nhất? Vì sao?
A. Ở vị trí A có thể nhìn thấy con thuyền xa nhất vì theo quan sát, góc nhìn ở vị trí A là khá rộng.
B. Ở vị trí B sẽ có thể nhìn được con thuyền xa nhất vì vị trí B cao hơn vị trí A.
C. Ở vị trí B sẽ nhìn thấy con thuyền xa nhất vì Trái Đất là hình cầu chứ ko phải mặt phẳng, ở vị trí càng cao thì sẽ càng nhìn được xa hơn.
D. Đứng ở cả 2 vị trí đều có thể quan sát được vì tầm bao quát ở vị trí A và B chênh lệch nhau không đáng kể.