Trắc nghiệm bài 12: Núi lửa và động đất

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Núi lửa và động đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Tên vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là:

A. Đại Tây Dương

B. Ấn Độ Dương

C. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a

D. Thái Bình Dương

 

Câu 2. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

A. Sóng thần, biển tiến.

B. Động đất, núi lửa.

C. Núi lửa, sóng thần.

D. Động đất, hẻm vực.

 

Câu 3. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.

B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.

C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.

D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

 

Câu 4. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

A. Cửa núi.

B. Miệng.

C. Dung nham.

D. Mắc-ma.

 

Câu 5. Động đất nhẹ mấy độ rich-te?

A. 5 - 5,9 độ.

B. 4 - 4,9 độ.

C. 6 - 6,9 độ.

D. trên 7 độ.

 

Câu 6. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D. 500.

 

Câu 7. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. bão, dông lốc.

B. lũ lụt, hạn hán.

C. núi lửa, động đất.

D. lũ quét, sạt lở đất.

 

Câu 8. Động đất mạnh nhất mấy độ rich-te?

A. trên 9 độ.

B. 7 - 7,9 độ.

C. dưới 7 độ.

D. 8 - 8,9 độ.

 

Câu 9. Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là?

A. núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.

B. núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.

C. núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.

D. núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.

 

Câu 10. Người ta thường dùng thang Richte để đo cường độ địa chấn. Bậc cao nhất trong thang Richte là:

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1. Quốc gia nào thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

 

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Nhật Bản.

D. Anh.

 

Câu 2. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

 

Câu 3. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của

A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.

B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.

D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

 

Câu 4. Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì?

A. Khí hậu ấm áp

B. Nhiều hồ nước

C. Đất đai màu mỡ.

D. Giàu thủy sản.

 

Câu 5. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

A. mực nước giếng thay đổi.

B. cây cối nghiêng hướng Tây.

C. động vật tìm chỗ trú ẩn.

D. mặt nước có nổi bong bóng.

 

Câu 6. Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

A. lập trạm dự báo động đất.

B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.

C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

D. xây dựng các hệ thống đê điều.

 

Câu 7. Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?

A. Xây nhà chịu chấn động lớn.

B. Lập trạm dự báo

C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.

D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất

 

Câu 8. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa núi lửa và động đất?

A. Núi lửa và động đất do nội lực sinh ra.

B. Núi lửa và động đất do ngoại lực sinh ra.

C. Núi lửa và động đất khó dự báo trước.

D. Núi lửa và động đất gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.

 

Câu 9. Hiện tượng nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?

A. Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương

B. Sự hoạt động của núi lửa

C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất

D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Ở nước ta, vùng nào từng có hoạt động của núi lửa?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Bắc.

 

Câu 2. Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Nam Bộ.

 

Câu 3. Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình nước ta là dạng địa hình cácxtơ. Em hãy cho biết địa hình cácxtơ hình thành ở vùng núi nào?

A. Núi đá vôi.

B. Núi đá biến chất.

C. Núi đá mắc ma.

D. Núi đá trầm tích.

 

Câu 4. Theo em, đâu không phải là hậu quả do núi lửa phun trào gây ra?

A. Xói mòn, lở đất

B. Tro bụi và dung nham vùi lấp các khu vực lân cận

C. Gây ô nhiễm không khí

D. Thiệt hại về người và của.

 

Câu 5. Quá trình phong hóa các sản phẩm phun trào của núi lửa tạo ra loại đất nào?

A. Đất mặn

B. Đất phù sa

C. Đất đỏ ba dan

D. Đất mùn

 

Câu 6. Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em không nên làm gì?

A. Chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phòng để đứng

B. Tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi

C. Sử dụng sách, vở để che đầu và mắt.

D. Chạy nhanh ra khỏi lớp học

 

Câu 7. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần:

A. gia cố nhà cửa thật vững chắc

B. nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực

C. chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa

D. đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Tại sao các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu,… lại được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên?

 

A. Do địa hình ở Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, thuận lợi để trồng cây công nghiệp.

B. Do ở khu vực Tây Nguyên từng có núi lửa hoạt động, loại đất chủ yếu ở khu vực này là đất đỏ ba dan, thích hợp trồng cây công nghiệp.

C. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên thường mưa nhiều, khí hậu quanh năm mát mẻ nên phù hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển.

D. Cả A, B, C

 

Câu 2. Tại sao các núi lửa đều có dạng hình nón cụt?

A. Núi lửa được tạo thành ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt phun trào lên trên mặt đất.

B. Các dòng dung nham có nhiệt độ trên 1000oC khi phun trào lên sẽ tạo thành miệng hố lớn ở phía trên.

C. Do tác động của nội lực trong lòng Trái Đất

D. Kết hợp cả 3 yếu tố nêu trên.

 

Câu 3. Các trận động đất ở Việt Nam thường xảy ra với cường độ như thế nào?

A. Cao trên 9 độ richter và gây ra những hậu quả nghiêm trọng

B. Ở mức độ nhẹ, từ 3-4 độ richter, phải để ý kỹ mới cảm nhận được sự rung lắc.

C. Thường rơi vào khoảng 5-6,5 độ richter nhưng không gây hậu quả quá nghiêm trọng

D. Không xảy ra động đất

Câu 4. Khu vực nào trên thế giới được coi là “cái rốn” của núi lửa và động đất?

A. Dải động đất vòng Thái Bình Dương

B. Dải động đất Hy-ma-lay-a

C. Quần đảo Hawai

D. A và B

 

Câu 5. Dựa vào các kiến thức đã biết, theo em, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Núi lửa cao nhất trong đất liền nằm trên dãy Andes vùng Nam Mỹ, tuy nhiên, núi lửa lớn nhất lại nằm trong lòng Thái Bình Dương, tạo thành quần đảo Hawaii.

B. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần.

C. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.

D. Tại các khu vực có núi lửa hoạt động, sự sống không thể tồn tại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay