Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối Ôn tập Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Câu 1: Chúng ta sống ở

  1. Tầng đối lưu
  2. Tầng bình lưu
  3. Các tầng cao của khí quyển
  4. Khác

Câu 2: Thuật ngữ nào sau đây không chỉ yếu tố của thời tiết

  1. Nhiệt độ
  2. Hiệu điện thế
  3. Độ ẩm
  4. Lượng mưa

Câu 3: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là

  1. Lớp vỏ khí
  2. Gió
  3. Khối khí
  4. Khí áp

Câu 4: Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

  1. Nằm phía trên tầng đối lưu.
  2. Các tầng không khí cực loãng.
  3. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
  4. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 5: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

  1. 11 giờ trưa.
  2. 14 giờ trưa.
  3. 12 giờ trưa.
  4. 13 giờ trưa.

Câu 6. Trên Trái Đất, các đới khí hậu bao gồm:

  1. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  2. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  3. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  4. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

Câu 7. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

  1. 4.
  2. 5.
  3. 2.
  4. 3.

Câu 8. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

  1. Khối khí lục địa.
  2. Khối khí đại dương.
  3. Khối khí nguội.
  4. Khối khí nóng.

Câu 9. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?

  1. Khối khí lục địa
  2. Khối khí nóng
  3. Khối khí đại dương.
  4. Khối khí lạnh.

Câu 10. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

  1. chí tuyến.
  2. ôn đới.
  3. Xích đạo.
  4. cận cực.

Câu 11. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

  1. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
  2. tạo thành các đám mây.
  3. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
  4. diễn ra sự ngưng tụ.

Câu 12. Đâu là nguyên nhân khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  1. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  2. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
  3. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
  4. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  1. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
  2. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
  3. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
  4. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.

Câu 14. Ở chân núi của dãy núi X có nhiệt độ là 29oC, biết là dãy núi X cao 4500m. Vậy, ở đỉnh núi của dãy núi X có nhiệt độ là

  1. 1,5oC.
  2. 2,0oC.
  3. 2,5oC.
  4. 3,0oC.

Câu 15. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

  1. con người đốt nóng.
  2. ánh sáng từ Mặt Trời.
  3. các hoạt động công nghiệp.
  4. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 16. Đâu không phải là một biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

  1. Trồng nhiều cây xanh
  2. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng
  3. Tăng cường khai thác khoáng sản
  4. Giảm thiểu các chất thải độc hại ra môi trường

Câu 17. Trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

  1. Góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi theo vĩ độ.
  2. Núi và cao nguyên xen lẫn với đồng bằng.
  3. Tuần hoàn của không khí.
  4. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Câu 18. Giả sử có một ngày ở thành phố Y, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 170C, lúc 5 giờ được 260C, lúc 13 giờ được 370C và lúc 19 giờ được 320C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  1. 260C.
  2. 290C.
  3. 270C.
  4. 280C.

Câu 19. Quan sát bảng sau, theo em, đâu là những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết?

  1. Nhiệt độ, độ ẩm, độ khúc xạ ánh sáng, thời gian mặt trời mọc.
  2. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió, mây
  3. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió
  4. Nhiệt độ, lượng mưa, các đai khí áp, gió

Câu 20. Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

  1. Gió Nam.
  2. Gió Đông Bắc.
  3. Gió Tây Nam.
  4. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 21. Giá trị khí áp được thể hiện trong hình là bao nhiêu?

 

  1. 1012 mb
  2. 1013 mb
  3. 1014 mb
  4. 1015 mb

Câu 22. Khu vực nào trên Trái Đất phần lớn có lượng mưa trên 2 000 mm/năm?

  1. Khu vực CỰC
  2. Khu vực ôn đới.
  3. Khu vực chí tuyến.
  4. Khu vực Xích đạo.

Câu 23. Dựa vào lược đồ sau, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng.

  1. Một số khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: phía Bắc Braxin, ven biển phía Tây của Bắc Mĩ, ven vịnh Bengan, phía Đông Bắc Ấn Độ,…
  2. Các khu vực như Châu Nam Cực, Bắc Phi, Tây Nam Á, Tây Á, sơn nguyên Tây Tạng, nội địa Ô-xtrây-li-a, Đông Bắc Liên bang Nga có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm
  3. Việt Nam là quốc gia có lượng mưa trung bình thấp, dưới 1000mm/năm.
  4. Lượng mưa của các khu vực trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.

Câu 24. Dựa vào hiểu biết của mình, theo em, đâu là ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Động đất, sóng thần, sạt lở đất
  2. sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng
  3. hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 25. Hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào thời gian cuối đông, đầu xuân chủ yếu là do nguyên nhân nào?

  1. Nhiệt độ không khí cao
  2. Những biến động ở tầng đối lưu
  3. Độ ẩm trong không khí cao
  4. Nhiệt độ cao kết hợp với mưa phùn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay