Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối Ôn tập Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu 1. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

  1. sinh vật.
  2. đá mẹ.
  3. địa hình.
  4. khí hậu.

 

Câu 2. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  1. Tích tụ.
  2. Thảm mùn.
  3. Đá mẹ.
  4. Hữu cơ.

Câu 3. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

  1. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
  2. Thành phần quan trọng nhất của đất.
  3. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
  4. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

 

Câu 4. Động vật nào sau đây thường ngủ vào mùa đông?

  1. Cá voi.
  2. Gấu trắng.
  3. Cá tra.
  4. Chó sói.

Câu 5. Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của

  1. động vật ăn thịt.
  2. các loài côn trùng.
  3. động vật ăn tạp.
  4. các loài sinh vật.

 

Câu 6. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

  1. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.
  2. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.
  3. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.
  4. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Câu 7. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới phần lớn sẽ thay đổi theo?

  1. vĩ độ và độ cao địa hình.
  2. đông – tây và theo mùa.
  3. bắc – nam và đông – tây.
  4. vĩ độ và theo mùa.

 

Câu 8. Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt vậy có bao nhiêu vành đai nhiệt trên Trái Đất?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 9. Giới hạn của hàn đới là?

  1. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
  2. Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
  3. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
  4. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam đến vòng cực Bắc

Câu 10. Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

  1. bức xạ và lượng mưa.
  2. độ ẩm và lượng mưa.
  3. nhiệt độ và lượng mưa.
  4. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 11. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?

  1. Đất pốtdôn.
  2. Đất đen.
  3. Đất đỏ vàng.
  4. Đất nâu đỏ.

Câu 12. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nào sau đây?

  1. Gió, nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng, độ ẩm.
  2. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  3. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  4. Khí áp, gió, nhiệt độ, nguồn nước, ánh sáng.

Câu 13. Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất rõ nhất?

  1. Khí hậu.
  2. Thổ nhưỡng.
  3. Địa hình.
  4. Nguồn nước.

Câu 14. Rừng nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Rừng thường có 3-4 tầng cây.
  2. Phân bố ở đường Xích đạo.
  3. Cây đặc trưng là họ vang, đậu.
  4. Các loài động vật phong phú.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu diện tích rừng nhiệt đới ngày càng giảm là do 

  1. khai thác khoáng sản và nạn di dân.
  2. chiến tranh, lũ, sạt lở và cháy rừng.
  3. tác động của con người và cháy rừng.
  4. cháy rừng, nạn phá rừng và thiên tai.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  1. Quanh năm nóng.
  2. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
  3. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
  4. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.

Câu 17. Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?

  1. Dòng biển
  2. Địa hình
  3. Vĩ độ
  4. Vị trí gần hay xa biển

Câu 18. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?

  1. Đất phù sa ngọt.
  2. Đất feralit đồi núi.
  3. Đất chua phèn.
  4. Đất ngập mặn.

Câu 19. Các loài động vật như sao biển, bạch tuộc thường sống ở độ sâu bao nhiêu mét?

  1. 200m (vùng biển khơi mặt)
  2. 500m (vùng biển khơi trung)
  3. 1000m (vùng biển khơi sâu)
  4. 4000m (vùng biển khơi sâu thẳm)

Câu 20. Ở khu vực Đông Nam Á rừng mưa nhiệt đới có nhiều ở quốc gia nào sau đây?

  1. Phi-lip-pin.
  2. In-đô-nê-xi-a.
  3. Thái lan.
  4. Ma-lai-xi-a.

Câu 21. Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu Việt Nam?

  1. Việt Nam nằm ở đới ôn hòa, khí hậu trong năm có sự phân mùa rõ rệt.
  2. Kiểu khí hậu điển hình của Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
  3. Miền Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh, khô do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
  4. B và C

Câu 22. Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

  1. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày
  2. Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.
  3. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…
  4. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch

Câu 23. Rừng Việt Nam không còn xuất hiện loài động vật nào sau đây?

  1. Bò tót
  2. Báo hoa mai
  3. Tê giác
  4. Chó sói đỏ

Câu 24. Ở nước ta, loại rừng nào chiếm ưu thế,vì sao?

  1. Rừng ở nước ta chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới xanh quanh năm vì nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới.
  2. Ở nước ta, kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế vì khí hậu chịu sự chi phối của gió mùa. Thực vật thay đổi theo lượng mưa ở từng khu vực.
  3. Rừng nước ta là rừng mưa nhiệt đới xen lẫn rừng cây lá kim do lãnh thổ trải dài, có sự phân hóa khí hậu rõ rệt.
  4. A, B, C đều sai

Câu 25. Loại rừng nào có diện tích rộng nhất trên Trái Đất?

  1. Rừng mưa nhiệt đới
  2. Rừng Tai-ga
  3. Xa-van
  4. Rừng ngập mặn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay