Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Bài 10: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

BÀI 10: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên     

B. Vĩnh Phúc

C. Phú Thọ     

D. Hòa Bình

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 11 tỉnh.

B. 10 tỉnh.

C. 15 tỉnh.

D. 16 tỉnh.

Câu 3: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng?

  1. Đất feralit.
  2. Đất badan.
  3. Đất xám phù sa cổ.
  4. Đất phù sa.

Câu 4: Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?

  1. Sông Hồng và Sông Đà.
  2. Sông Hồng và Sông Mã.
  3. Sông Hồng và Sông Thái Bình.
  4. Sông Hồng và Sông Cả.

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng có diện tích

  1. 21,3 nghìn km2.
  2. 20 nghìn km2.
  3. 23,1 nghìn km2.
  4. 21,1 nghìn km2.

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

  1. Tây Nguyên.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 7: Đồng bằng sông Hồng có bao nhiêu huyện đảo?

  1. 4 huyện đảo.
  2. 5 huyện đảo.
  3. 6 huyện đảo.
  4. 7 huyện đảo.

Câu 8: Huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh thành nào của vùng Đồng bằng sông Hồng?

  1. Quảng Ninh.
  2. Thái Bình.
  3. Hải Phòng.
  4. Ninh Bình.

Câu 9: Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng là:

A. Lũ quét.

B. Ngập lụt.

C. Động đất.

D. Sóng thần.

Câu 10: Đồng bằng sông Hồng giáp với nước nào láng giềng?

A. Thái Lan.

B. Cam-pu-chia.

C. Trung Quốc.

D. Lào.

Câu 11: Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là:

  1. chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
  2. chế biến hải sản, công nghiệp năng lượng.
  3. khai thác khoáng sản và công nghiệp năng lượng.
  4. chế biến lâm sản, khai thác nhiên liệu.

Câu 12: Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là:

  1. Hà Nội, Hải Phòng.
  2. Hà Nội, Vĩnh Phúc.
  3. Hà Nội, Phú Thọ.
  4. Hà Nội, Hải Dương.

Câu 13: Vùng nào đông dân cư nhất cả nước?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 14: Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước, chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số dân cả nước (tính đến năm 2021)?

A. 65%.

B. 23,6%.

C. 13%.

D. 17%.

Câu 15: Năm 2021, số dân trong độ tuổi nào chiếm hơn 65% số dân của vùng?

  1. từ 0 - 14 tuổi.
  2. từ 65 tuổi trở lên.
  3. từ 15 - 64 tuổi.
  4. dưới 14 tuổi.

Câu 16: Những nơi có mật độ dân số cao nhất là ở:

  1. miền núi.
  2. cao nguyên.
  3. nông thôn.
  4. đô thị.

Câu 17: Đồng bằng sông Hồng là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc người:

A. Mường.

B. Tày.

C. Dao.

D. Kinh.

Câu 18: Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:

  1. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
  2. chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.
  3. chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.
  4. nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.

Câu 19: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội:

  1. chuyển dịch theo xu hướng xanh, bền vững.
  2. chuyển dịch theo hướng công nghệ số.
  3. chuyển dịch theo xu hướng công nghệ số 5.0, hội nhập nền kinh tế - văn hóa thế giới.
  4. đa dạng, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.

Câu 20: Đồng bằng sông Hồng có các cảng biển lớn nào?

  1. Hà Nội, Quảng Ninh.
  2. Hải Phòng, Quảng Ninh.
  3. Hà Nội, Hải Phòng.
  4. Hải Dương, Bắc Ninh.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là:

  1. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
  2. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
  3. Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng.
  4. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

  1. Hình thành sớm nhất Việt Nam.
  2. Có tốc độ tăng trưởng nhanh.
  3. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
  4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.

Câu 3: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do:

  1. trồng lúa nước cần nhiều lao động.
  2. vùng mới được khai thác gần đây.
  3. có nhiều trung tâm công nghiệp.
  4. có nhiều điều kiện lợi cho cư trú.

Câu 4: Vùng Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Đất trong đê được phù sa bồi đắp hàng năm.
  2. Địa hình cao ở phía tây và tây bắc.
  3. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
  4. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

Câu 5: Tỉnh nào có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay?

  1. Nam Định.
  2. Thái Bình.
  3. Hải Dương.
  4. Hưng Yên.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?

  1. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.
  2. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.
  3. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
  4. Tài nguyên khoáng sản rất phong phú.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?

  1. Đồng bằng có nhiều ô trũng.
  2. Đất phù sa sông màu mỡ.
  3. Nhiều vũng, vịnh biển sâu.
  4. Khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 8: Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có:

  1. diện tích lúa lớn nhất.
  2. trình độ thâm canh cao.
  3. sản lượng lúa lớn nhất.
  4. hệ thống thủy lợi tốt.

Câu 9: Phát triển du lịch cần chú ý đến:

  1. bảo vệ môi trường trong khu vực nuôi trồng.
  2. bảo tồn các cảnh quan tự nhiên và môi trường biển.
  3. tránh khai thác quá mức các nguồn hải sản gần bờ.
  4. bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm về Thủ đô Hà Nội?

  1. Vùng động lực phía Nam.
  2. Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia.
  3. Trung tâm giao dịch quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước với lịch sử phát triển hơn 1 000 năm.
  4. Trung tâm thương mại lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do:

  1. tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  2. tác động của quá trình đô thị hóa.
  3. vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
  4. cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.

Câu 2: Cửa ngõ biển quan trọng của Đồng bằng sông Hồng hướng ra Vịnh Bắc Bộ là:

  1. Hà Nội.
  2. Hải Phòng.
  3. Thái Bình.
  4. Nam Định.

Câu 3: Việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng được thực hiện trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?

  1. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khai thác hết tự nhiên.
  2. Hiện đại hóa công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp hàng hóa.
  3. Phát huy tốt nguồn lực của vùng.
  4. Đảm bảo sự phát triển bền vững.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sức ép dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

  1. Phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp phải nhập khẩu.
  2. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp.
  3. Vấn đề việc làm gặp nhiều nan giải, nhất là ở thành phố.
  4. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người thấp.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?

  1. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
  2. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.
  3. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.
  4. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là:

  1. Chùa Hương, Tam Đảo
  2. thác Bản Giốc, đảo Phú Quốc.
  3. Bái Đính, Cúc Phương.
  4. Hồ Gươm, Cát Bà.

Câu 2: Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng nào?

  1. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
  2. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
  3. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
  4. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.

Câu 3: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:

  1. Đất phù sa màu mỡ.
  2. Nguồn nước mặt phong phú.
  3. Có một mùa đông lạnh.
  4. Địa hình bằng phẳng.

Câu 4: Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là:

  1. TP. Hồ Chí Minh.
  2. Hà Nội.
  3. Hải Phòng.
  4. Đà Nẵng.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 10: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay