Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

BÀI 9: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Hà Nam B. Thanh Hóa
  2. Vĩnh Phúc D. Tuyên Quang

Câu 2: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích hơn:

  1. 100 nghìn km2.
  2. 95 nghìn km2.
  3. 15 nghìn km2.
  4. 80 nghìn km2.

Câu 3: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được chia thành hai tiểu vùng là:

  1. Đông Nam và Tây Bắc.
  2. Đông Bắc và Tây Nguyên.
  3. Đông Nam và Tây Nam.
  4. Đông Bắc và Tây Bắc.

Câu 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?

A. 24 tỉnh.

B. 64 tỉnh.

C. 14 tỉnh.

D. 54 tỉnh.

Câu 5: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đông Bắc?

  1. Hà Giang.
  2. Lai Châu.
  3. Sơn La.
  4. Hòa Bình.

Câu 6: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Bắc?

  1. Tuyên Quang.
  2. Lạng Sơn.
  3. Hà Giang.
  4. Hòa Bình.

Câu 7: Vùng núi Tây Bắc có đặc điểm gì?

  1. Chủ yếu là đồi núi thấp.
  2. Chủ yếu là đồi núi cao và trung bình.
  3. Núi dạng vòng cung, địa hình bằng phẳng.
  4. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến.

Câu 8: Địa hình Đông Bắc chủ yếu là:

  1. núi trung bình và núi thấp với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung và vùng đồi chuyển tiếp.
  2. địa hình núi cao nhất nước ta.
  3. núi trung bình và các cao nguyên đá vôi, cánh đồng và thung lũng.
  4. núi cao hiểm trở, xen kẽ là các cao nguyên đá vôi, cánh đồng và thung lũng.

Câu 9: Sông ngòi có tiềm năng về thủy điện lớn nhất cả nước là ở:

  1. Tây Bắc.
  2. Đông Bắc.
  3. Đông Nam.
  4. Tây Nam.

Câu 10: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người nào?

  1. Tày,Thái, Nùng, Hoa.
  2. Tày, Thái, Nùng, Chăm.
  3. Tày, Thái, Mường, Nùng.
  4. Tày, Thái, Nùng, Ba Na.

Câu 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc trưng của khí hậu:

  1. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  2. gió mùa Đông Bắc.
  3. gió Lào.
  4. nhiệt đới gió mùa.

Câu 12: Năm 2021, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số dân khoảng:

  1. 20 triệu người.
  2. 12,9 triệu người.
  3. 10 triệu người.
  4. 2 triệu người.

Câu 13: Số dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số dân cả nước?

  1. 13,1%.
  2. 10%.
  3. 20,5%.
  4. 79,5%.

Câu 14: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. cà phê.
  2. chè.
  3. bông.
  4. hồi.

Câu 15: Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. bò, lợn.
  2. gia cầm, bò.
  3. trâu, lợn.
  4. trâu, bò.

Câu 16: Cây dược liệu quế được trồng nhiều ở tỉnh nào vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Lạng Sơn.
  2. Cao Bằng.
  3. Tuyên Quang.
  4. Yên Bái.

Câu 17: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là:

  1. khai khoáng, thuỷ điện.
  2. cơ khí, điện tử.
  3. hoá chất, chế biến lâm sản.
  4. vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Câu 18: Nuôi bò sữa được chú trọng phát triển ở:

  1. Mộc Châu (Sơn La).
  2. Tân Cương (Thái Nguyên).
  3. Ba Vì (Hà Nội).
  4. Cao nguyên Đồng Văn.

Câu 19: Hoạt động kinh tế nổi bật của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. du lịch và kinh tế biển.
  2. du lịch và xuất khẩu, nhập khẩu.
  3. trồng cây ăn quả và du lịch.
  4. xuất khẩu và đánh bắt hải sản.

Câu 20: Hồ Ba Bể thuộc tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Yên Bái.
  2. Hà Giang.
  3. Điện Biên.
  4. Bắc Kạn.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tỉnh/ thành phố nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Vĩnh Phúc.
  2. Tuyên Quang.
  3. Thái Nguyên.
  4. Hà Giang.

Câu 2: Mỏ apatit lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc tỉnh nào?

  1. Quảng Ninh.
  2. Cao Bằng.
  3. Yên Bái.
  4. Lào Cai.

Câu 3: Tỉnh nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có chung biên giới với cả Lào và Trung Quốc?

  1. Lai Châu.
  2. Điện Biên.
  3. Lạng Sơn.
  4. Lào Cai.

Câu 4: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với:

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Thái Lan, Cam-pu-chia.
  3. Bắc Trung Bộ.
  4. các nước Trung Quốc, Lào.

Câu 5: Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.
  2. Khí hậu, nguồn nước dồi dào.
  3. Sinh vật, địa hình đa dạng.
  4. Địa hình, khoáng sản phong phú.

Câu 6: Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ:

  1. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
  2. nguồn thủy năng và dầu khí phong phú.
  3. cơ sở nhiên liệu dồi dào từ than và khí.
  4. khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Hồng.

Câu 7: Chè được trồng chủ yếu ở:

  1. Pleiku, Tây Ninh.
  2. Sơn La, Thái Nguyên.
  3. Lâm Đồng, Kon Tum.
  4. Bình Dương, Hà Giang.

Câu 8: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào?

  1. Sông Đà.
  2. Sông Lô.
  3. Sông Chảy.
  4. Sông Hồng.

Câu 9: Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Hòa Bình.
  2. Sơn La.
  3. Thác Bà.
  4. Bản Vẽ.

Câu 10: Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là do có:

  1. lao động có truyền thống, kinh nghiệm.
  2. khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.
  3. nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
  4. đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

  1. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
  2. Điều tiết lũ trên các sông và phát triển du lịch.
  3. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong vùng.
  4. Đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 2: Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là:

  1. địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.
  2. cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.
  3. mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.
  4. tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Câu 3: Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là gì?

  1. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.
  2. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.
  3. Tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.
  4. Tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây giúp chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?

  1. Cơ sở hạ tầng đang phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.
  2. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.
  3. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.
  4. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.

Câu 5: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  1. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.
  2. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.
  3. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.
  4. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

  1. các tỉnh biên giới.
  2. trung du Bắc Bộ.
  3. tiểu vùng Tây Bắc.
  4. miền núi Bắc Bộ.

Câu 2: Quan sát bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, xác định cửa khẩu quốc tế nào không có ở vùng là:

  1. Tà Lùng.
  2. Thanh Thủy.
  3. Tây Trang.
  4. Cầu Treo.

Câu 3: Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là:

  1. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
  2. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.
  3. phát triển du lịch.
  4. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 4: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do:

  1. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.
  2. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió.
  3. Không giáp biển.
  4. Địa hình núi cao là chủ yếu.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay