Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Bài 12: Bắc Trung Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Bắc Trung Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: BẮC TRUNG BỘ

(31 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Diện tích tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ là bao nhiêu?

  1. 52,1 nghìn km2.
  2. 21,2 nghìn km2.
  3. 51,2 nghìn km2.
  4. 80 nghìn km2.

Câu 2: Bắc Trung Bộ giáp với nước láng giềng nào?

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Cam-pu-chia.

D. Lào.

Câu 3: Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 2 tỉnh

B. 6 tỉnh

C. 3 tỉnh

D. 7 tỉnh

Câu 4: Phía đông Bắc Trung Bộ tiếp giáp với:

A. Lào.

B. Biển Đông.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 5: Phía bắc Bắc Trung Bộ tiếp giáp với:

A. Lào.

B. Biển Đông.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6: Gió Lào ở Bắc Trung Bộ thực chất là hiện tượng gió:

  1. phơn.
  2. đất biển.
  3. mậu dịch.
  4. mùa đông bắc.

Câu 7: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng là:

  1. đèo Ngang.
  2. dãy núi Bạch Mã.
  3. dãy núi Tam Điệp.
  4. Sông Mã.

Câu 8: Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. mía, đỗ tương.
  2. lạc, vừng.
  3. bông, đay.
  4. đay, thuốc lá.

Câu 9: Sản lượng gỗ khai thác của Bắc Trung Bộ đứng thứ bao nhiêu cả nước (năm 2021)?

  1. Thứ nhất
  2. Thứ hai
  3. Thứ ba
  4. Thứ tư

Câu 10: Năm 2021, số dân Bắc Trung Bộ khoảng bao nhiêu triệu dân?

A. 10 triệu người.

B. 11 triệu người.

C. 12 triệu người.

D. 11,2 triệu người.

Câu 11: Tỉnh thành có số dân cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. Thanh Hóa.
  2. Quảng Bình.
  3. Vinh.
  4. Nghệ An.

Câu 12: Rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ được xếp vào loại:

  1. Rừng đặc dụng B. Rừng sản xuất
  2. Rừng phòng hộ           D. Rừng đầu nguồn

Câu 13: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. Sắt B. Crôm
  2. Bôxit D. Dầu mỏ

Câu 14: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là

  1. lạc, đậu tương, đay, cói.
  2. lạc, mía, thuốc lá.
  3. dâu tằm, lạc, cói.
  4. lạc, dâu tằm, bông, cói.

Câu 15: Dãy núi góp phần tạo nên sự phân hóa đông – tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. Trường Sơn Bắc B. Bạch Mã
  2. Hoành Sơn D. Hoàng Liên Sơn

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với:

  1. Lào.
  2. Biển Đông.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Tây Nguyên.

Câu 2: Phát biểu nào không phải là đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ?

  1. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
  2. Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
  3. Đồng bằng tập trung ở phía Tây, đồi núi tập trung ở phía Đông.
  4. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Câu 3: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ là:

  1. Nghệ An.
  2. Thanh Hóa.
  3. Hà Tĩnh.
  4. Thừa Thiên - Huế.

Câu 4: Vấn đề nào sau đây không phải là hạn chế lớn trong phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

  1. Thiếu nguồn lao động.
  2. Nguồn lợi ven bờ suy giảm.
  3. Bão và gió mùa Đông Bắc.
  4. Tàu thuyền, ngư cụ lạc hậu.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp của Bắc Trung Bộ?

  1. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
  2. Đã khai thác có hiệu quả các tiềm lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp.
  3. Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
  4. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ đang được cải thiện.

Câu 6: Loại thiên tai nào không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ?

A. Hạn hán.

B. Bão.

C. Động đất.

D. Lũ quét.

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?

  1. Miền núi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
  2. Mật độ dân số thấp.
  3. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
  4. Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn mức trung bình cả nước.

Câu 8: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. cơ sở hạ tầng yếu kém.
  2. mật độ dân cư thấp.
  3. tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
  4. thường xuyên xảy ra thiên tai.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là:

  1. Thanh Hóa, Thạch Khê.
  2. Thanh Hóa, Vinh, Huế.
  3. Tĩnh Gia, Đồng Hới, Huế.
  4. Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ.

Câu 2: Di sản thế giới nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

  1. Cố đô Huế B. Phong Nha – Kẻ Bàng
  2. Nhã nhạc cung đình Huế D. Di tích Mỹ Sơn

Câu 3: Các nhà máy xi măng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ là:

  1. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp.
  2. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn.
  3. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch.
  4. Bỉm Sơn, Tam Điệp, Yên Bình.

Câu 4: Các vườn quốc gia của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

  1. Pù Mát, Vũ Quang, Bến En, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.
  2. Bạch Mã, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng.
  3. Bến En, Vũ Quang, Pù Mát, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.
  4. Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

Câu 5: Để hạn chế tác hại của gió Tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần thực hiện giải pháp chủ yếu nào sau đây?

  1. Xây dựng hồ chứa nước, trồng cây công nghiệp.
  2. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
  3. Dự báo thời gian hoạt động của gió Tây khô nóng.
  4. Phát triển thủy lợi, khai thác nước nước ngầm.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?

  1. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.
  2. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.
  3. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.
  4. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Câu 2: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:

  1. Phong Nha - Kẻ Bàng.
  2. Di tích Mĩ Sơn.
  3. Cố đô Huế.
  4. Phố cổ Hội An.

Câu 3: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ?

  1. Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản.
  2. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
  3. Tăng cường phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
  4. Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật dịch vụ nghề cá.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay