Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Bài 6: Công nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
BÀI 6: CÔNG NGHIỆP
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
- 4 nhân tố.
- 3 nhân tố.
- 1 nhân tố.
- 2 nhân tố.
Câu 2: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?
- Đóng tàu, ô tô.
- Luyện kim.
- Năng lượng.
- Khai thác, chế biến lâm sản.
Câu 3: Khoáng sản vật liệu xây dựng ở nước ta bao gồm:
- quặng sắt, đá vôi.
- crôm, quặng đồng.
- than, dầu mỏ.
- sét, đá vôi.
Câu 4: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm:
- than, dầu, khí.
- apatit, pirit, photphorit.
- sắt, mangan, thiếc.
- sét, đá vôi.
Câu 5: Khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp:
- năng lượng.
- hóa chất.
- luyện kim.
- vật liệu xây dựng.
Câu 6: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là:
- số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
- giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
- đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
- tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.
Câu 7: Nguồn nguyên liệu phong phú từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuận lợi cho phát triển:
- Lâm nghiệp.
- Nông nghiệp.
- Ngư nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất, chế biến.
Câu 8: Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa
- phía bắc.
- phía nam.
- quần đảo Trường Sa.
- đảo Lý Sơn.
Câu 9: Nhà máy thủy điện nào lớn nhất nước ta?
- Lai Châu (1 200 MW).
- Sê san 4 (360 MW).
- Sơn La (2 400 MW).
- Hòa Bình (1 920 MW).
Câu 10: Cơ cấu ngành công nghệ dệt, sản xuất trang phục nước ta đa dạng, gồm hai ngành chính là:
- thủ công mĩ nghệ và dệt.
- đúc đồng và sản xuất giày, dép.
- dệt và sản xuất trang phục.
- sản xuất trang phục và giày, dép, túi xách.
Câu 11: Công nghệ dệt, sản xuất trang phục thường phân bố ở:
- ven biển.
- các đô thị lớn.
- nông thôn.
- miền núi.
Câu 12: Vùng nào sau đây của nước ta có hoạt động công nghiệp phát triển năng động nhất?
- Thành phố, đô thị.
- Miền núi.
- Đồng bằng.
- Nông thôn.
Câu 13: Tính đến năm 2021, công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính chiếm bao nhiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước?
- 23,5%.
- 25,3%.
- 32,5%.
- 35,2%.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Tại sao công nghiệp dệt, sản xuất trang phục thường phân bố ở các đô thị lớn?
- Có nhiều máy móc kĩ thuật hiện đại.
- Có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Thị trường tiêu thụ thấp hơn so với vùng nông thôn.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn kĩ thuật thấp.
Câu 2: Đâu không phải đặc điểm về công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta?
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ngày càng đa dạng.
- Thay đổi quy trình sản xuất, không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Ngành công nghiệp mới, có tốc độ phát triển chậm ở nước ta.
- Phát triển khá sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất cơ bản của người dân.
Câu 3: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do:
- xa các nguồn nhiên liệu than.
- xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.
- ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.
- gây ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển dựa vào điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
- Nguồn vốn đầu tư lớn.
- Cơ sở hạ tầng phục đồng bộ.
- Nguồn lao động có trình độ cao.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
Câu 5: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?
- Cạn kiệt khoáng sản.
- Ô nhiễm không khí.
- Phá hủy tầng đất mặt.
- Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?
- Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.
- Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
- Nhu cầu điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng lớn.
Câu 7: Nhà máy điện chạy bằng than là:
- Vĩnh Tân, sông Hậu, Ô Môn, Vũng Tàu.
- Sông Hậu, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Hải Phòng, Vũng Áng, Vĩnh Tân, sông Hậu.
- Phú Mỹ, Hải Phòng, Vũng Áng, Vĩnh Tân.
Câu 8: Nhà máy điện chạy bằng khí là:
- Phú Mỹ, Vũng Tàu.
- Sông Hậu, Hải Phòng.
- Hải Phòng, Vũng Áng.
- Phú Mỹ, Ô Môn.
Câu 9: Đâu không phải đặc điểm các mỏ khoáng sản nước ta?
- Quy mô rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam.
- Quy mô nhỏ, chủ yếu thuận lợi cho phát triển công nghiệp địa phương.
- Nhiều loại khoáng sản được khai thác đã suy giảm đáng kể về trữ lượng.
- Ngành công nghiệp nước ta phải thay đổi để phù hợp với nguồn nguyên liệu mới.
Câu 10: Ngành nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
- Công nghiệp.
- Dịch vụ.
- Nông nghiệp.
- Du lịch.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
- Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây?
- Sản xuất hàng tiêu dùng.
- Dầu khí.
- Thủy điện.
- Hóa chất.
Câu 3: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết dầu thô được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Rạng Đông, Lan Tây, Đại Hùng, Mỹ Tho.
- Cửu Long, Nam Côn Sơn, Rạng Đông, Đại Hùng.
- Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng.
- Phan Thiết, Vũng Tàu, Đại Hùng, Bạch Hổ.
Câu 4: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết trung tâm nào sau đây không phải là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
- Đà Nẵng.
- Thủ Dầu Một.
- Hải Phòng.
- Vũng Tàu.
Câu 5: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể?
- Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai.
- Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định.
- Hà Tĩnh, Đồng Hới, Nghệ An, Cà Mau.
- Bạch Hổ, Cửu Long, Lan Tây, Vũng Tàu.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về thủy điện là hướng nào:
- Đáp Cầu – Ninh Bình.
- Nam Định – Quảng Ninh - Thanh Hóa.
- Hòa Bình - Sơn La.
- Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.
Câu 2: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm:
- nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
- đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Câu 3: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là hướng nào?
- Đáp Cầu - Bắc Giang.
- Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
- Việt Trì - Lâm Thao.
- Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.
=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 6: Công nghiệp