Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Bài 11: Thực hành: Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Thực hành: Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

BÀI 11: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

(17 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố?

  1. 4 tỉnh và thành phố.
  2. 8 tỉnh và thành phố.
  3. 1 tỉnh và thành phố.
  4. 7 tỉnh và thành phố.

Câu 2: Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

  1. vị trí địa lí thuận lợi.
  2. nguồn lao động đông, chất lượng cao.
  3. lịch sử khai thác lâu đời.
  4. giàu khoáng sản.

Câu 3: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng trọng điểm Bắc Bộ là:

  1. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
  2. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.
  3. Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương.
  4. Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Hải Phòng,

Câu 4: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tuyến đường sắt nào?

  1. Tuyến đường sắt Cát Linh.
  2. Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
  3. Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Thái Nguyên.
  4. Tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có đường hàng không nào?

  1. Sân bay quốc tế Đà Lạt, Cần Thơ.
  2. Sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi.
  3. Sân bay quốc tế Phú Quốc, Nội Bài.
  4. Sân bay quốc tế Cần Thơ, Cát Bi.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Vấn đề không cần giải quyết liên quan đến công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

  1. đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
  2. tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
  3. hình thành các khu công nghiệp tập trung.
  4. bổ sung lực lượng lao động.

Câu 2: Tỉnh nào không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  1. Hải Dương.
  2. Hưng Yên.
  3. Vĩnh Phúc.
  4. Nam Định.

Câu 3: Đâu là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  1. Vinh, Nam Định.
  2. Hải Dương, Hưng Yên.
  3. Hà Nội, Hải Phòng.
  4. Hà Nội, Bắc Ninh.

Câu 4: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang dẫn đầu 3 vùng trọng điểm về:

  1. Diện tích.
  2. Mật độ dân số.
  3. GDP.
  4. Giá trị sản xuất công nghiệp.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  1. Phạm vi của vùng thay đổi theo thời gian.
  2. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.
  3. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta.
  4. Có trữ lượng dầu khí đứng đầu cả nước.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là:

  1. phát triển các khu vực công nghiệp tập trung.
  2. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  3. nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
  4. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác.

Câu 2: Cụm cảng nước sâu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ở:

  1. Quảng Ninh.
  2. Hà Nội.
  3. Vĩnh Phúc.
  4. Hưng Yên.

Câu 3: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh?

  1. Bãi biển Đồ Sơn.
  2. Đền Quán Thánh.
  3. Cát Bà.
  4. Chùa Ba Vàng.

Câu 4: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Phòng?

  1. Bãi biển Đồ Sơn.
  2. Đền Quán Thánh.
  3. Vịnh Hạ Long.
  4. Chùa Ba Vàng.

Câu 5: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội?

  1. Bãi biển Đồ Sơn.
  2. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
  3. Hòn Dáu.
  4. Đền Cửa Ông.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm?

  1. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
  2. Có khả năng thu hút các ngành mới về nông nghiệp và công nghiệp để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
  3. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới thay đổi theo thời gian.
  4. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

  • Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
  • Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
  • Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho vùng khác.
  • Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
  1. 1 ý.
  2. 2 ý.
  3. 3 ý.
  4. 4 ý.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 11: Thực hành Tìm hiểu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay