Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Đảo và quần đảo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở:
A. trong Vịnh Thái Lan. | B. phía Nam. |
C. vùng cửa sông Cửu Long. | D. phía Đông Nam. |
Câu 2: Đâu là ngành kinh tế biển hàng đầu ở nước ta hiện nay?
A. Khai thác hải sản. | B. Khai thác cây ăn quả. |
C. Khai thác cây lương thực. | D. Khai thác dầu khí. |
Câu 3: Đâu là ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục?
A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.
B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
C. Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
D. Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.
Câu 4: Trang phục hàng ngày và đi làm của cư dân vùng châu thổ sông Hồng thường là màu:
A. xanh. B. nâu. C. đỏ. D. trắng.
Câu 5: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?
A. 8 hải lý. | B. 10 hải lý. | C. 12 hải lý. | D. 14 hải lý. |
Câu 6: Phù sa của dòng sông nào dưới đây bồi đắp nên Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Sông Đồng Nai. B. Sông Mê Công.
C. Sông Thái Bình. D. Sông Hồng.
Câu 7: Đâu là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vật liệu xây dựng. B. Cơ khí nông nghiệp.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đông dân, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
B. Gia tăng dân số ở mức thấp.
C. Mật độ dân số trung bình thấp, tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trong lao động chiếm khá cao.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:
A. xâm nhập mặn. B. cháy rừng.
C. triều cường. D. thiếu nước ngọt.
Câu 10: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Xây dựng hệ thống đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ.
C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 11: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ?
A. Lũ không có tác hại gì lớn, nhưng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).
B. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
C. Lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.
D. Từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
A. Quảng Trị. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Ninh. D. Bình Thuận.
Câu 13: Đâu không phải là điều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?
A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.
C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.
D. Có nhiều cửa sông rộng.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây không thể hiện rõ sự giảm sút của nguồn lợi thủy hải sản nước ta?
A. Sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm hơn nuôi trồng.
B. Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Nhiều loài hải sản đang giảm sút về mức độ tập trung.
D. Các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
Câu 15: Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng được thể hiện rõ nhất bắt đầu từ:
A. đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX. B. thế kỉ XVIII.
C. khoảng thế kỉ XX. D. thế kỉ XVIII đến nay.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Việc phát triển mạnh mẽ của du lịch biển đảo trong những năm qua, đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa phương trong cả nước.
Song theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lớn của du lịch biển, đảo Việt Nam. Thực tế cho thấy, du lịch biển, đảo ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Dịch vụ du lịch còn thiếu, nghèo nàn; sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng; an ninh trật tự và việc quản lý giá tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo; quy hoạch của nhiều bãi biển đẹp đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh…
Nhằm khắc phục những hạn chế cũng như tạo sức bật cho du lịch biển, đảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Đề án cũng đề ra mục tiêu vào năm 2020, du lịch biển thu hút 22 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch biển đạt 200.000 tỷ đồng.”
Nguồn:vietnamtourism.gov.vn
a) Du lịch biển, đảo Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của mình.
b) Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” đặt mục tiêu đưa du lịch biển trở thành động lực kinh tế chính của kinh tế biển Việt Nam.
c) Sản phẩm du lịch biển, đảo Việt Nam hiện nay đã đa dạng hóa và đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.
d) Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam sẽ thu hút 22 triệu lượt khách nội địa và 58 triệu lượt khách quốc tế.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương trong Vùng. Thu nhập bình quân ở Cần Thơ và Long An giảm, trong khi ở 11 tỉnh còn lại đều tăng với mức độ khác nhau. Tiền Giang và Hậu Giang có tốc độ tăng thấp (2,7%), các địa phương còn lại đều có mức tăng trên 5%, riêng Bạc Liêu tăng đột biến 28,5%, một phần có thể là do sai số đo lường. Nhìn rộng ra toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thu nhập bình quân của Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh ven biển tăng lên có thể do điều kiện thị trường thuận lợi đối với thủy hải sản bất chấp dịch bệnh”.
a) Thu nhập bình quân đầu người ở các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng trong giai đoạn khảo sát.
b) Bạc Liêu có mức tăng thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong vùng, với mức tăng đột biến 28,5%.
c) Sự tăng trưởng thu nhập bình quân ở các tỉnh ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể liên quan đến điều kiện thị trường thuận lợi cho ngành thủy hải sản.
d) Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Tiền Giang và Hậu Giang cao hơn mức trung bình của các tỉnh còn lại trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................