Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 18: Thực hành: Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Thực hành: Vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 18: THỰC HÀNH - VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN

(10 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)

Câu 1: Ở Tây Nguyên, mùa khô kéo dài

A. từ 1 - 3 tháng.

B. từ 6 - 9 tháng.

C. trên 7 tháng.

D. từ 4 - 5 tháng.

Câu 2: Vùng Tây Nguyên phát triển nguồn tài nguyên nước nào?

A. nước khoáng, nước nóng.

B. nước khoáng, nước ngọt.

C. nước cất, nước ngọt.

D. nước mặn, nước nóng.

2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 1: Mùa khô kéo dài và phân hóa sâu sắc làm cho

  1. cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
  2. mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng.
  3. tạo điều kiện để bảo quản nông sản.
  4. phát triển du lịch và trồng cây cận nhiệt.

Câu 2: Đâu không phải là tác hại của việc rừng bị tàn phá ở Tây Nguyên?

  1. Cạn kiệt nguồn nước ngầm và lũ lụt về mùa mưa cho vùng hạ lưu.
  2. Thiên tai xói mòn sạt lở đất cho vùng núi trên cao.
  3. Tăng khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi có mưa lớn.
  4. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tây Nguyên có khí hậu cao nguyên mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là nhờ

  1. Có nhiều sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào.
  2. Vị trí nằm trong vùng khí hậu ôn đới mát mẻ.
  3. Diện tích rừng lớn nhất cả nước, có vai trò điều hòa khí hậu.
  4. Các cao nguyên xếp với độ cao trên 1 000m đem lại khí hậu mát mẻ.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

  1. xảy ra các hiện tượng thời tiết thất thường.
  2. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
  3. lũ lụt vào mùa mưa.
  4. mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 3: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

  1. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
  2. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
  3. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
  4. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên

  1. Có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh.
  2. Nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  3. Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.
  4. Góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.

Câu 2: Thành phố Đà Lạt là một điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên, nằm trên cao nguyên

A. Di Linh.

B. Kon Tum.

C. Mơ Nông.

D. Lâm Viên.

Câu 3: Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là

  1. Hạn chế du canh du cư.
  2. Quy hoạch lại khu dân cư.
  3. Giao đất, giao rừng cho người dân.
  4. Tăng cường xuất khẩu gỗ tròn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay