Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 19: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ gồm có bao nhiêu tỉnh?

A. 4 tỉnh.

B. 5 tỉnh.

C. 7 tỉnh.

D. 6 tỉnh.

Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích khoảng

A. 23,6 nghìn km2.

B. 21,3 nghìn km2.

C. 95 nghìn km2.

D. 44,6 nghìn km2.

Câu 3: Quần đảo có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Hoàng Sa.

B. Trường Sa.

C. Phú Quốc.

D. Côn Sơn.

Câu 4: Vùng Đông Nam bộ có khí hậu

A. nhiệt đới gió mùa.

B. cận xích đạo gió mùa.

C. ôn đới lục địa.

D. nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 5: Hệ thống sông nào có giá trị cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công  nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải?

A. Sông Cả.

B. Sông Hồng.

C. Sông Mê Công.

D. Sông Đồng Nai.

Câu 6: Khoáng sản chủ yếu vùng Đông Nam Bộ là

A. Bô-xít.

B. Dầu mỏ.

C. Vật liệu xây dựng.

D. Đất sét.

Câu 7: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là

A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk.

B. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim.

C. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.

D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng.

Câu 8: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Đất xám và đất phù sa.

B. Đất badan và đất feralit.

C. Đất phù sa và đất feralit.

D. Đất badan và đất xám.

Câu 9: Tính đến năm 2021, vùng Đông Nam Bộ có số dân là

A. 18,3 triệu người.

B. 13 triệu người.

C. 13,8 triệu người.

D. 22 triệu người.

Câu 10: Tỉnh, thành phố nào thuộc vùng Đông Nam Bộ có mật độ dân số đứng đầu cả nước?

A. Bình Dương.

B. TP Hồ Chí Minh.

C. Tây Ninh.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 11: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Than.

B. Dầu khí.

C. Bô-xít.

D. Đồng.

Câu 12: Phía đông vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Tây Nguyên.

C. Cam-pu-chia.

D. Biển Đông.

Câu 13: Phía tây vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Tây Nguyên.

C. Cam-pu-chia.

D. Biển Đông.

Câu 14: Phía bắc vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Tây Nguyên.

C. Cam-pu-chia.

D. Biển Đông.

Câu 15: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là?

  1. Dốc, bị cắt xẻ mạnh.
  2. Thấp trũng, khá bằng phẳng.
  3. Cao đồ sộ, độ dốc lớn.
  4. Bán bình nguyên, tương đối bằng phẳng.

Câu 16: Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam là

A. Núi Chúa.

B. Cần Giờ.

C. Kon Hà Nừng.

D. Cù Lao Chàm.

Câu 17: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Điều.

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Hồ tiêu.

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Biển Đông.

D. Tây Nguyên.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. TP Hồ Chí Minh.

B. Bình Dương.

C. Long An.

D. Tây Ninh.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đông Nam Bộ?

  1. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
  2. Thị trường tiêu thụ nhỏ.
  3. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  4. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 4: Tỉnh, thành phố nào thuộc vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với Cam-pu-chia?

A. Đồng Nai.

B. Tây Ninh.

C. Bình Dương.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm về vị thế của TP Hồ Chí Minh?

  1. Đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo,...
  2. Thu nhập bình quân đầu người luôn đứng đầu cả nước.
  3. Không thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
  4. Đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế của cả nước.

Câu 6: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là

  1. Dệt may, da - giày, gốm sứ.
  2. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
  3. Chế biến lương thực - thực phẩm, cơ khí.
  4. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 7: Đông Nam Bộ có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ

  1. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
  2. Có nhiều ao hồ, đầm.
  3. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú.
  4. Các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ?

  1. Có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
  2. Nguồn lao động dồi dào.
  3. Nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.
  4. Năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm về khí hậu vùng Đông Nam Bộ?

  1. Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
  2. Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
  3. Nền nhiệt độ cao và nóng quanh năm.
  4. Nhiều thiên tai.

Câu 10: Có giá trị lớn về cung cấp nước, du lịch, góp phần điều hòa dòng chảy là

A. Khoáng sản.

B. Hồ thủy điện, thủy lợi.

C. Rừng nhiệt đới cận xích đạo.

D. Sông Đồng Nai.

Câu 11: Điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là

  1. Dân cư đông đúc, năng động.
  2. Nhiều bãi biển đẹp, vườn quốc gia, di tích lịch sử.
  3. Thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên.
  4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 12: Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về

A. Trồng cây lương thực.

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. Trồng cây công nghiệp hàng năm.

D. Trồng cây ăn quả.

Câu 13: Đâu không phải là hạn chế về khí hậu vùng Đông Nam Bộ?

  1. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
  2. Tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển.
  3. Mùa khô kéo dài làm tăng trưởng hoạt động sản xuất.
  4. Hiện tượng ngập úng khi mùa mưa đến.

Câu 14: Đâu là đặc điểm về logistic vùng Đông Nam Bộ?

  1. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
  2. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
  3. Phát triển các loại hình du lịch đô thị, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh,...
  4. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.

Câu 15: Đâu là đặc điểm về du lịch biển vùng Đông Nam Bộ?

  1. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
  2. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
  3. Bãi biển đẹp; hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
  4. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và cho biết thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là

A. Bình Dương, Bình Phước.

B. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

C. Tây Ninh, Đồng Nai.

D. Đồng Nai, Bình Dương.

Câu 2: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa.

B. Thủ Dầu Một.

C. TP Hồ Chí Minh.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 3: Vấn đề gây nhức nhối nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là

A. Nghèo tài nguyên.

B. Số dân đông.

C. Thu nhập thấp.

D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Một trong những đô thị đã được xây dựng trở thành đô thị thông minh tại Việt Nam là

A. Đồng Nai.

B. TP Hồ Chí Minh.

C. Tây Ninh.

D. Bình Phước.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là

  1. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
  2. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
  3. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
  4. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Câu 2: Cho biết nhà tù Côn Đảo thuộc tỉnh, thành phố nào vùng Đông Nam Bộ?

A. TP Hồ Chí Minh.

B. Bình Dương.

C. Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Tây Ninh.

Câu 3: Đâu là ý nghĩa của tăng cường liên kết vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ?

  • Đẩy mạnh liên kết vùng, hướng đến các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, góp phần tăng cường mối liên kết hai chiều giữa Đông Nam Bộ và các vùng khác.
  • Cung ứng cho các vùng khác thế mạnh về hạ tầng logistic.
  • Đầu mối giao thông vận tải với hệ thống các cảng hàng không, cảng biển quốc tế.
  • Đào tạo lao động và cung ứng lao động chất lượng cao cho các vùng khác.
  1. (1); (2); (3); (4).
  2. (2); (3); (4).
  3. (1); (3); (4).
  4. (1); (2); (4).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay