Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 chân trời bản 1 chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THÔNG TIN VỀ CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN

A.              PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Cách thu thập thông tin của nhà tuyến dụng về yêu cầu phẩm chất và năng lực đối với mỗi nhóm nghề là?

  1. Phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng hoặc người làm trong nghề
  2. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
  3. Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi
  4. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện

Câu 2: Đâu là hoạt động đặc trưng của nhóm nghề dịch vụ bán hàng?

  1. Môi trường sạch sẽ, an toàn.
  2. Cơ sở vật chất đáp ứng các quy định, yêu cầu đặt ra.
  3. Các phần mềm quản lí dữ liệu về dịch vụ, sản phẩm và phản hồi khách hàng
  4. Trao đổi trực tiếp với khách hàng để cụng cấp, tự vấn hỗ trợ thông tin về sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Câu 3: Người làm nghề nhà báo cần đáp ứng yêu cầu về năng lực gì sau đây?

  1. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
  2. Năng lực ngôn ngữ, công nghệ thông tin
  3. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính
  4. Có kiến thức và kỹ năng về lập trình, phát triển phần mềm, quản trị mạng, an ninh thông tin, big data, AI.

Câu 4: Người làm ngành nghề IT cần đáp ứng yêu cầu về năng lực gì sau đây?

  1. Hiểu biết rộng về văn hóa, xã hội
  2. Năng lực ngôn ngữ
  3. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính
  4. Có kiến thức và kỹ năng về lập trình, phát triển phần mềm, quản trị mạng, an ninh thông tin, big data, AI.

Câu 5: Người làm kế toán cần đáp ứng yêu cầu về năng lực gì sau đây?

  1. Hiểu biết rộng về văn hóa, xã hội
  2. Giao tiếp và hợp tác tốt
  3. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính
  4. Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, học hỏi và nâng cao kiến thức liên tục.

Câu 6: Những việc cần làm để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động là

(1) Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động

(2) Được tập huấn về an toàn lao động

(3) Được nghe phổ biến về những rủi ro có thể gặp trong quá trình lao động

(4) Được thăm khám định kì, có chế độ chăm sóc đặc biệt với những nghề độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động

  1. (1)(2)(3)
  2. (3)(4)
  3. (1)(4)
  4. (1)(2)(3)(4)

Câu 7: Ý nghĩa của việc cần đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động là gì?

  1. Nâng cao năng suất lao động
  2. Đảm bảo sức khỏe
  3. Đảm bảo hiệu quả công việc
  4. Cả A, B, C

Câu 8: Có bao nhiêu nguồn thu thập thông tin cho việc tìm hiểu xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động được nêu sau đây?

  • Trung tâm hướng nghiệp trong nhà trường.
  • Trung tâm giới thiệu việc làm.
  • Các buổi thảo luận, trao đổi về xu hướng phát triển nghề.
  • Các bài báo, bài viết có nội dung liên quan đến xu hướng phát triển nghề.
  • Các trang web trực tuyến liên quan đến xu hướng phát triển nghề.
  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 9: Đâu là những phẩm chất và năng lực cần cho nghề kế toán?

  1. Có kiến thức chuyên môn về kế toán, thuế, tài chính.
  2. Có khả năng phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả tài chính.
  3. Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
  4. Tất cả phương án trên.

Câu 10: Đâu là những thông tin cần thu thập về một ngành nghê?

  • Thông tin cá nhân (tên, tuổi).
  • Nhóm nghề, nghề mong muốn làm
  • Đặc trưng và yêu cầu của nghề, nhóm nghề.
  • Các biểu hiện, hoạt động thể hiện khả năng thực hiện ngành nghề.
  • Các phẩm chất và năng lực cần rèn luyện.
  • Tập thông tin nghề được cập nhật theo từng học kì hoặc năm học.
  1. (1)-(2)-(3)
  2. (2)-(3)-(4)-(5)-(6)
  3. (3)-(4)-(5)-(6)
  4. (1)-(2)-(3)-(4)-(5)-(6)

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tại sao phải quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ?

  1. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
  2. Việc lái xe liên tục quá lâu có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm tập trung và thậm chí gây nguy hiểm cho các phương tiện và người tham gia giao thông khác.
  3. Một môi trường làm việc không đủ thoải mái có thể gây ra mệt mỏi, căng thẳng và bệnh tật cho nhân viên
  4. Cho phép người sử dụng lao động sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe của nhân viên

Câu 2: Tại sao phải quy định hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề?

  1. Đảm bảo không gian làm việc đủ rộng và thoải mái có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và tinh thần của người lao động
  2. Khám sức khỏe định kỳ cũng giúp người lao động có thể tự giám sát sức khỏe của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe và tăng cường thể lực.
  3. Một môi trường làm việc không đủ thoải mái có thể gây ra mệt mỏi, căng thẳng và bệnh tật cho nhân viên
  4. Tăng cường độ sáng, cải thiện chất lượng không khí, điều chỉnh độ ẩm và giảm tiếng ồn

Câu 3: Đâu là các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động?

  1. Khám sức khỏe tuyển dụng để bố trí người lao động đủ tiêu chuẩn sức khỏe ứng với mỗi vị trí lao động, với mỗi công việc có yếu tố có hại
  2. Hướng dẫn cho người lao động sử dụng đúng cách và bảo quản tốt các trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
  3. Hướng dẫn cho người lao động sử dụng đúng cách và bảo quản tốt các trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
  4. Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường như thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại, ít ồn, rung;

Câu 4: Đâu là các biện pháp hành chính – tổ chức phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động?

  1. Xây dựng nội quy an toàn – vệ sinh nơi làm việc, tổ chức thời gian làm việc – nghỉ giữa ca hợp lý, thể dục liệu pháp giữa ca,…
  2. Hướng dẫn cho người lao động sử dụng đúng cách và bảo quản tốt các trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
  3. Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan quản lý trên địa bàn thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
  4. Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường như thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại, ít ồn, rung;

Câu 5: Đâu là các biện pháp truyền thông, giáo dục phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động?

  1. Áp dụng các giải pháp ecgonomi can thiệp trong tổ chức lao động, như: sắp xếp vị trí làm việc hợp lý, phân công lao động hợp lý,…
  2. Hướng dẫn cho người lao động sử dụng đúng cách và bảo quản tốt các trang thiết bị bảo vệ cá nhân.
  3. Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan quản lý trên địa bàn thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
  4. Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường như thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại, ít ồn, rung;

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Có bao nhiêu loại bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành?

  1. 30
  2. 35
  3. 40
  4. 45

Câu 2: Bệnh lý nào dưới đây thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành?

  1. Bệnh viêm đường hô hấp cấp
  2. Bệnh viêm kết mạc cấp
  3. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
  4. Bệnh nhiễm độc thủy ngân

Câu 3: Bệnh nghề nghiệp phát sinh do đâu?

  1. Môi trường sống
  2. Yếu tố về mặt tâm lý
  3. Điều kiện sinh hoạt hằng ngày
  4. Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: A là người ngăn nắp, tỉ mỉ, có năng lực tổ chức, yêu động vật, yêu thơ ca, đặc biệt thích hoạt động ngoài thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống. Tuy nhiên, A thấy mình chưa tự tin trong giao tiếp và không giỏi công nghệ. Nhóm nghề nào phù hợp với A?

  1. Nhóm nghề dịch vụ lưu trú và ăn uống.
  2. Nhóm nghề về bán hàng, tiếp thị và quan hệ công chúng.
  3. Nhóm nghề chuyên môn về bảo vệ môi trường.
  4. Nhóm nghề về nghệ thuật, văn hoá và ẩm thực.

Câu 2: Giả sử bạn của em chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Trong trường hợp này, em có lời khuyên gì đối với bạn?

  1. Khuyên bạn hãy viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  2. Khuyên bạn hãy tìm hiểu với thầy cô, những người đã từng làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Phân tích thuận lợi, khó khăn của ngành này.
  3. Khuyên bạn hãy suy nghĩ kĩ xem bản thân có yêu thích nghề đó không, và yêu cầu của nghề đó là gì, tìm hiểu thật kĩ rối mới đưa ra quyết định
  4. Khuyên bạn tìm hiểu về nhu cầu nghề nghiệp trong tương lại.

 

 

B. ĐÁP ÁN

  1. Nhận biết

1. A

2. D

3. B

4. D

5. C

6. D

7. D

8. A

9. D

10. D

 

  1. Thông hiểu

1. B

2. B

3. D

4. A

5. C

  1. Vận dụng

1. B

2. C

3. D

  1. Vận dụng cao

1. C

2. C

=> Giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 7: Thông tin về các nhóm nghề cơ bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay