Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 chân trời bản 1 chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG

A.              PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực chính trị?

  1. Tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội
  2. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
  3. Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi
  4. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện

Câu 2: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa – xã hội?

  1. Tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội
  2. Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương
  3. Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi
  4. Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học)

Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực môi trường?

  1. Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
  2. Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương
  3. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện
  4. Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học)

Câu 4: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Trang phục phù hợp
  2. Xếp hàng theo quy định
  3. Tự giác chấp hành Luật giao thông
  4. Giúp đỡ người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông cho cơ quan có thẩm quyền

Câu 5: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng khi tham gia giao thông?

  1. Có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông
  2. Xếp hàng theo quy định
  3. Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình
  4. Trang phục phù hợp

Câu 6: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng tại trung tâm thương mại, nhà gia, bến xe?

  1. Giữ gìn trật tự, an ninh, tôn trọng quy định chung
  2. Có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông
  3. Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình
  4. Tự giác chấp hành Luật giao thông

Câu 7: Đâu là cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?

  1. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
  2. Giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại nơi cư trú
  3. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.
  4. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 8: Đâu không phải là vấn đề liên quan tới lĩnh vực văn hóa mạng xã hội?

  1. Làm thế nào để phòng tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân
  2. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.
  3. Các thủ đoạn công kích, lôi kéo trên mạng xã hội
  4. Nhận diện các hình thức bắt nạt trực tuyến

Câu 9: Đâu là giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng?

  1. Tiết kiệm điện
  2. Xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng
  3. Quản lí việc phối kết hợp giữa các lực lượng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện, quy mô, cách thức phối hợp.
  4. Giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại nơi cư trú

Câu 10: Ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng?

  1. Tạo điều kiện để các cá nhân góp phần phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  2. Giúp các cá nhân thể hiện được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  3. Tăng cường sự gắn kết trong tập thể, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong cộng đồng.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về cộng đồng?

  1. Cộng đồng là một cụm từ bắt nguồn từ chữ Latinh được dùng để chỉ một hiệp hội hoặc nhóm cá nhân như con người hoặc động vật.
  2. Những cá nhân trong cộng đồng cùng chung sống, gắn bó với nhau. Cộng đồng có thể là tập hợp những người có cùng sở thích, suy nghĩ hoặc đặc điểm chung nào đó.
  3. Cộng đồng xã hội là một lượng lớn người có những dấu hiệu, đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, nơi cư trú và đặc điểm sinh tụ.
  4. Cộng đồng có thể là tập hợp những người có cùng quốc tịch của một quốc gia.

Câu 2: Đâu không phải là các yếu tố tạo nên một cộng đồng bền vững?

  1. Chủ động trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm.
  2. Mối tương quan mật thiết giữa các cá nhân trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát những mối quan hệ cá nhân.
  3. Tinh thần tự nguyện và dấn thân để thực hiện các giá trị xã hội.
  4. Các cá nhân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về cảm xúc khi thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.

Câu 3: Phương án nào sau đây không đúng về phát triển cộng đồng?

  1. Việt Nam phát triển cộng đồng nhằm phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, xóa đối giảm nghèo và tăng chất lượng sống, đời sống kinh tế của người dân.
  2. Tinh thần đoàn kết là một trong những yếu tố tạo nên tính cộng đồng.
  3. Mối quan hệ giữa các cá nhân không phải là yếu tố tạo nên tính cộng đồng.
  4. Phát triển cộng đồng là những hoạt động được thực hiện trong đời sống thay đổi các giá trị về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường của cộng đồng theo hướng tốt hơn.

Câu 4: Ý nào dưới đây là nội dung tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa phương?

  1. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp.
  2. Kiếm soát, làm chủ cảm xúc, tránh gây mâu thuẫn.
  3. Tuân thủ các quy định chung nơi công cộng.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Các biểu hiện nào là biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa?

  1. Ăn mặc phù hợp trong đám hiếu.
  2. Hành vi xâm phạm các công trình văn hóa, mỹ thuật công cộng.
  3. Hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động khiếm nhã ở nơi công cộng.
  4. Tình trạng chen chúc, xô đẩy, không nhường nhịn khi mua hàng.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một nhóm thanh niên cùng đi cổ vũ cho đội tuyển bóng đá mà họ yêu thích. Họ bàn nhau cách cổ vũ đội tuyển. Theo em, đâu là cách thể hiện cách cổ vũ văn minh?

  1. Sử dụng pháo sáng, bóng xì, kèn, trống
  2. Để lại chỗ ngồi sạch sẽ và gọn gàng sau khi kết thúc trận đấu.
  3. Sử dụng các khẩu hiệu khích lệ đội tuyển
  4. Hát những bài hát cổ vũ đội tuyển

Câu 2: Bạn H rất yêu thích thú cưng. H thường cho thú cưng đi ra ngoài chơi và cho vệ sinh bên ngoài công viên gần nhà. Hôm nay M đến chơi, H rủ M: Chúng mình ra công viên chơi đi, tớ cho thú cưng đi vệ sinh luôn. Nếu là M, em sẽ nói gì?

  1. Nếu là M, em có thể đề nghị cho H để thú cưng đi vệ sinh ở nơi khác, ví dụ như nhà bạn hoặc khu vực vệ sinh cho thú cưng.
  2. Nếu là M, em sẽ lịch sự hỏi H về việc thu gom phân của thú cưng và bỏ vào thùng rác đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.
  3. Nếu là M, em sẽ đề nghị cho H để thú cưng đi vệ sinh ở nơi khác hoặc đề xuất H thu gom phân của thú cưng và bỏ vào thùng rác đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.
  4. Nếu là M, em sẽ thẳng thắn phê bình H để bạn nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người và thú cưng.

Câu 3: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?

  1. Biết ơn.
  2. Nhân đạo.
  3. Lòng thương người.
  4. Nhân nghĩa.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lớp em có kế hoạch tổ chức tết Trung thu cho các em thiếu nhi tại khu vực dân cư gần trường. Để làm được điều này cần có sự phối hợp của cộng đồng địa phương. Là một thành viên trong lớp, những cách nào dưới đây giúp em thu hút cộng đồng vào hoạt động này?

  • Tạo ra một kế hoạch chi tiết và hấp dẫn để người dân hiểu rõ hoạt động này. Em nên giải thích về mục đích, quy mô, thời gian, địa điểm, các hoạt động và sự cần thiết của sự hợp tác của cộng đồng.
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền thanh, quảng cáo trên mạng xã hội, báo chí để truyền thông về hoạt động này. Em cần phải giải thích về mục đích và lợi ích của việc tham gia hoạt động này cho cộng đồng.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương để đưa thông tin về hoạt động đến cộng đồng một cách rộng rãi và nhanh chóng.
  • Không sử dụng pháo sáng, bóng xì, hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể gây nguy hiểm cho người khác hoặc làm phiền người xung quanh.
  • Giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại nơi cư trú
  1. (1)(2)(3)
  2. (2)(4)(5)
  3. (3)(4)(5)
  4. (1)(2)(5)

Câu 2: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện hợp tác giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam?

  1. Một số người cùng bàn với nhau chia rẽ dân tộc mình với dân tộc khác.
  2. Nhân dân hai dân tộc trong bản cùng thảo luận xây dựng cây cầu treo mới.
  3. Một nhóm thanh niên trong bản cùng nhau đánh người thuộc dân tộc khác.
  4. Hai người của dân tộc A cùng nhau lấn chiếm đất của người thuộc dân tộc B

 

=> Giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 6: Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay