Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 chân trời bản 1 chủ đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 5: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI TIÊU PHÙ HỢP

A.              PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Những vấn đề về thu nhập, chị tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là

  1. tài chính cá nhân.
  2. tiền sinh hoạt.
  3. tài chính nhà nước.
  4. tiền tiết kiệm.

Câu 2: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là

  1. bản chi ngân sách tài chính.
  2. sổ ghi chép nguồn thu.
  3. bản phân chia thu nhập.
  4. kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
  2. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
  3. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
  4. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 4: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân

  1. ngắn hạn.
  2. trung hạn.
  3. dài hạn.
  4. vô thời hạn.

Câu 5: Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

  1. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.
  2. Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.
  3. Phân chia dòng tiền cho các quỹ.
  4. Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ.

Câu 6: Những vấn đề về thu nhập, chị tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là

  1. tài chính cá nhân.
  2. tiền sinh hoạt.
  3. tài chính nhà nước.
  4. tiền tiết kiệm.

Câu 7: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
  2. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
  3. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
  4. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 8: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để làm gì?

  1. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.
  2. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn.
  3. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân.
  4. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch.

Câu 9: Những hoạt động phù hợp với bản thân để góp phần phát triển kinh tế gia đình là:

  1. Tiết kiệm điện
  2. Mua đồn mình thích
  3. Quên tắt vòi nước
  4. Mua rất nhiều đồ dù không cần thiết

Câu 10: Có thể thực hiện những công việc nào góp phần phát triển kinh tế gia đình?

  1. Ngoài giờ học, thường xuyên giúp thêm bố mẹ công việc nhà cửa: nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo...
  2. Cố gắng chăm ngoan, học hành tốt, để bố mẹ có thể toàn tâm, toàn ý lo cho công việc.
  3. Thường xuyên phụ giúp bố mẹ về công việc kinh doanh (nếu có): quản lí cửa hàng, đóng gói hàng giúp cha mẹ,…
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1:  Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
  2. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
  3. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
  4. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Chủ động rong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm.
  2. Giúp phát triển, định hướng nghề nghiệp tương lai.
  3. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư và vay nợ.
  4. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính.

Câu 3: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
  2. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
  3. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  4. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.

Câu 4: Đâu là biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình?

  1. Đầu tư vào một số hoạt động kinh doanh nhỏ như; bán nước mía, trà đá…
  2. Hạn chế sử dụng túi nilon
  3. Sử dụng năng lượng sạch
  4. Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản.

Câu 5: Đâu là thứ tự đúng các bước xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân?

  1. Đặt ra các mục tiêu chỉ tiêu - Xác định các khoản thu - Phân bổ tài chính hợp lí - Ra quyết định.
  2. Xác định các khoản thu - Đặt ra các mục tiêu chỉ tiêu – Phân bổ tài chính hợp lí – Ra quyết định.
  3. Xác định các khoản thu - Phân bổ tài chính hợp lí - Đặt ra các mục tiêu chỉ tiêu – Ra quyết định.
  4. Phân bổ tài chính hợp lí - Xác định các khoản thu - Đặt ra các mục tiêu chỉ tiêu – Ra quyết định.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Việc làm nào sau đây góp phần tiết kiệm điện năng, nước sạch trong sinh hoạt?

  1. Không mua những đồ dùng không cần thiết.
  2. Không dùng điều hòa khi thời tiết mát mẻ.
  3. Chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết phù hợp với bản thân.
  4. Dọn dẹp nhà cửa.

Câu 2: Việc làm nào sau đây được coi là chi tiêu tiết kiệm, hợp lí trong cuộc sống.?

  1. Chăm sóc vườn cây.
  2. Tham gia làm tình nguyện viên ở các trại hè.
  3. Chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết phù hợp với bản thân.
  4. Dọn dẹp nhà cửa.

Câu 3: Hành động nào sau đây góp phần phát triển kinh tế gia đình?

  1. Trồng trọt làm đất, làm cỏ, làm cây giống, thu hoạch, bảo quản, bán…
  2. Kinh doanh dịch vụ ăn uống: phụ bếp, phụ bàn, thu tiền, rửa bát, giao hàng…
  3. Đi làm thêm bỏ ra 1 ít tiền lương của bản thân đưa cho bố mẹ.
  4. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Để cân đối, điều chỉnh thu chi đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân đã đặt ra, chúng ta cần triển khai trong thực tế như thế nào?

  • Bỏ ống tiết kiệm
  • Gửi tiết kiệm
  • Mở tài khoản
  • So sánh các khoản đã thu chi, đã tiết kiệm được trong một thời gian với kế hoạch tài chính cá nhân dữ kiến.
  • Gia tăng các hoạt động lao động góp phần gia tăng khoản thu nếu khoản thu nhỏ hơn so với dự kiến.
  • Giảm thiểu các khoản chi linh hoạt, không thực sự cần thiết nếu khoản đã chi vượt quá dự kiến.
  • Cất giữ riêng khoản cần tiết kiệm được theo tuần, tháng, quý,...
  • Chỉ chi tiêu khoảng khoản sẵn sàng chi, được xác định bằng hiệu số giữa tổng khoản thu và khoản cần tiết kiệm.
  1. (1)(2)(4)(5)(7)
  2. (2)(4)(5)(7)
  3. (4)(5)(6)
  4. (1)(2)(4)

Câu 2: Để tiếp tục duy trì thực hiện kế hoạch tài chính, trên thực tế chúng ta cần phải làm gì? 

  • Bỏ ống tiết kiệm
  • Gửi tiết kiệm
  • Mở tài khoản
  • So sánh các khoản đã thu chi, đã tiết kiệm được trong một thời gian với kế hoạch tài chính cá nhân dữ kiến.
  • Gia tăng các hoạt động lao động góp phần gia tăng khoản thu nếu khoản thu nhỏ hơn so với dự kiến.
  • Giảm thiểu các khoản chi linh hoạt, không thực sự cần thiết nếu khoản đã chi vượt quá dự kiến.
  • Cất giữ riêng khoản cần tiết kiệm được theo tuần, tháng, quý,...
  • Chỉ chi tiêu khoảng khoản sẵn sàng chi, được xác định bằng hiệu số giữa tổng khoản thu và khoản cần tiết kiệm.
  1. (1)(2)(3)(5)(7)(8)
  2. (2)(4)(5)(7)
  3. (7)(8)
  4. (2)(4)

=> Giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay